Cách tăng năng suất bán hàng thời kỳ khủng hoảng kinh tế 2024 

246
MỤC LỤC

Sự ảnh hưởng từ suy thoái kinh tế đã khiến mọi doanh nghiệp tại Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung gặp nhiều khó khăn. Các doanh nghiệp đang tăng tốc tìm kiếm các giải pháp tăng năng suất bán hàng, tối ưu chi phí để có được lợi thế trong thị trường biến động. Bài viết dưới đây Gimasys sẽ đề cập đến 12 cách tăng năng suất bán hàng thời kỳ khủng hoảng kinh tế 2024, rất hy vọng nó sẽ hữu ích với các doanh nghiệp đang lao đao đi tìm kiếm giải pháp phục hồi.

Tình hình kinh tế 6 tháng đầu năm 2024 – dư chấn khủng hoảng

Kinh tế Việt Nam năm 2024 đã trải qua nửa đầu năm trong bối cảnh kinh tế toàn cầu phục hồi nhưng vẫn còn nhiều rủi ro và bất định. Những chi phí như nguyên vật liệu, giá xăng dầu, cước vận tải cùng với sự biến động mạnh của giá vàng đã gây áp lực lên lạm phát và tăng trưởng toàn cầu.

Tình hình kinh tế 6 tháng đầu năm 2024
Tình hình kinh tế 6 tháng đầu năm 2024

Căng thẳng địa chính trị và các vấn đề kinh tế toàn cầu tiếp tục tác động tiêu cực đến thương mại. Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển dự báo triển vọng thương mại toàn cầu vẫn bấp bênh, nhưng trong quý II/2024, thương mại toàn cầu đã phục hồi và dự báo tăng 3% trong năm.

Giá dầu thô thế giới biến động khó lường, nhưng có khả năng tăng trong quý III/2024. Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đồng minh có thể tăng nguồn cung, khiến giá dầu có thể giảm. Giá lương thực thế giới tăng do thời tiết cực đoan và mùa vụ không thuận lợi. Chỉ số giá lương thực thế giới tháng 5/2024 tăng 0,9%, là tháng thứ ba liên tiếp tăng. Kinh tế Mỹ chậm lại, với GDP quý I/2024 tăng 1,4%. Fed dự báo lạm phát cuối năm ở mức 2,6% và có thể duy trì lãi suất cao.

Khu vực đồng tiền chung châu Âu đã thoát khỏi suy thoái với GDP quý I/2024 tăng 0,3%, và Ngân hàng Trung ương châu Âu đã cắt giảm lãi suất lần đầu tiên kể từ năm 2019. Kinh tế Trung Quốc duy trì tăng trưởng thấp nhưng đang phục hồi. Quý I/2024, GDP Trung Quốc tăng 1,6% so với quý trước.

Trong nước, kinh tế Việt Nam đối mặt với nhiều thách thức do nền kinh tế mở lớn, tổng cầu tiêu dùng phục hồi chậm và nhiều vấn đề nội tại. Doanh nghiệp gặp khó khăn về thị trường đầu ra, thiếu đơn hàng và lao động có kỹ năng. Trong 6 tháng đầu năm 2024, có 119.612 doanh nghiệp mới và 110.316 doanh nghiệp rời khỏi thị trường. Tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình và Chính phủ tăng 5,78%, nhưng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng chỉ tăng 5,7% so với cùng kỳ năm trước, phản ánh khó khăn của các hộ gia đình và nền kinh tế.

Nhìn chung tình hình kinh tế thế giới vẫn còn dư chấn của cuộc khủng hoảng cuối năm 2023. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới các doanh nghiệp Việt, buộc họ phải tối ưu chi phí, tăng năng suất để có thể tồn tại cũng như phát triển tại một thị trường đầy cạnh tranh. 

Đọc thêm: Tại sao phải nghiên cứu thị trường? Cách nghiên cứu thị trường hiệu quả

Tại sao cần tăng năng suất bán hàng thời kỳ khủng hoảng kinh tế 2024

Tình hình kinh tế thế giới dẫn đến sức mua sụt giảm của người tiêu dùng. Người tiêu dùng dần trở nên thận trọng hơn trong việc chi tiêu. Điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến mọi doanh nghiệp trong tất cả các lĩnh vực.

Lợi ích của việc tăng năng suất bán hàng
Lợi ích của việc tăng năng suất bán hàng

Sức mua sụt giảm là nguyên nhân chính dẫn đến giảm doanh thu, điều này buộc các doanh nghiệp cần tối ưu chi phí, gia tăng năng suất bán hàng để tránh khỏi nguy cơ phá sản. Thậm chí, khi gia tăng năng suất các doanh nghiệp hoàn toàn có thể phát triển trong thời kỳ suy thoái. 

Cách tăng năng suất bán hàng thời kỳ khủng hoảng kinh tế 2024 hiệu quả

Các doanh nghiệp Việt đã liên tục chuyển mình, thay đổi cập nhật những chiến lược bán hàng tiên tiến nhất. Cùng với đó, những cách thức tăng năng suất bán hàng được áp dụng triệt để.   

Cách tăng năng suất bán hàng cho các doanh nghiệp
Cách tăng năng suất bán hàng cho các doanh nghiệp

Đẩy mạnh quảng cáo và tiếp cận thị trường

Thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt, việc quảng cáo và tiếp cận thị trường là yếu tố then chốt để thu hút khách hàng mục tiêu. Tập trung vào các kênh quảng cáo hiệu quả như quảng cáo trực tuyến, tiếp thị truyền miệng, mạng xã hội và email marketing để tăng nhận diện và tiếp cận khách hàng tiềm năng.

Cung cấp giá trị và ưu đãi đặc biệt

Để tăng năng suất bán hàng thời kỳ khủng hoảng kinh tế 2024, các doanh nghiệp có thể tạo ra các chương trình khuyến mãi, giảm giá hoặc gói sản phẩm đặc biệt để thu hút khách hàng. Tuy nhiên, cần đảm bảo rằng những ưu đãi này không ảnh hưởng quá lớn đến lợi nhuận. 

Mở rộng tìm kiếm khách hàng mới

Trong tình hình hiện tại, việc tìm kiếm khách hàng mới và mở rộng thị trường là cách hữu hiệu để tăng doanh số. Các doanh nghiệp có thể nghiên cứu các thị trường tiềm năng, tìm kiếm đối tác hợp tác và xây dựng mạng lưới kinh doanh mới để mở rộng tệp khách hàng.

Gia tăng chất lượng của dịch vụ khách hàng

Theo những nghiên cứu, 20% khách hàng thân thiết có thể tạo ra 80% doanh thu của doanh nghiệp. Lúc này, các công ty cần tạo mối quan hệ bền vững với khách hàng thông qua việc cung cấp dịch vụ chất lượng, hỗ trợ sau bán hàng và tư vấn chuyên môn. Khách hàng hài lòng sẽ tiếp tục mua sản phẩm cũng như gắn bó với thương hiệu.

Tập trung vào sản phẩm có giá trị cao

Người tiêu dùng trong thời kỳ suy thoái thường có xu hướng tìm kiếm sản phẩm có giá trị cao – đem đến cho khách hàng nhiều giá trị. Doanh nghiệp cần nghiên cứu để hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của khách hàng từ đó tạo ra sản phẩm phù hợp. 

Tham gia vào các hoạt động xã hội 

Ngày nay, bên cạnh giá trị nhận được, người tiêu dùng rất quan tâm đến những giá trị mà doanh nghiệp tạo ra cho cộng đồng. Các doanh nghiệp tham gia các hoạt động xã hội và cộng đồng không chỉ đóng góp vào sự phát triển và cải thiện điều xã hội mà còn có thể tạo dựng hình ảnh ấn tượng và tích cực cho doanh nghiệp.

Tìm cách tối ưu hóa chi phí

Bên cạnh việc đưa ra chiến lược tăng trưởng doanh thu, các công ty và tổ chức không thể bỏ qua vấn đề tiết kiệm chi phí. Nhà lãnh đạo, quản lý cần xem xét lại quy trình kinh doanh, tối ưu hóa và đàm phán lại các hợp đồng với nhà cung cấp để giảm chi phí mua hàng và vận chuyển. Doanh nghiệp có thể loại bỏ các hoạt động không hiệu quả để tối ưu chi phí.

Nâng cao năng lực quản lý và linh hoạt

Thời kỳ suy thoái buộc các doanh nghiệp cần sẵn sàng thích nghi và thay đổi một cách nhanh chóng. Việc đầu tư để nâng cao năng lực quản lý, tăng cường khả năng dự đoán và định hướng chiến lược là yếu tố then chốt để điều hành hiệu quả và linh hoạt trong thị trường khó khăn.

Tạo ra các gói sản phẩm hoặc combo tiết kiệm

Suy thoái kinh tế khiến người tiêu dùng tìm kiếm giải pháp tiết kiệm và giá trị cao hơn. Các công ty có thể xem xét tạo ra các gói sản phẩm hoặc dịch vụ giúp khách hàng có thể tiết kiệm chi phí hoặc nhận được nhiều giá trị hơn so với việc mua lẻ các sản phẩm riêng lẻ. Điều này sẽ giúp họ có ấn tượng tốt với thương hiệu, gia tăng lòng trung thành của khách hàng với doanh nghiệp. 

Tìm kiếm cơ hội xuất khẩu

Trong một thị trường nội địa đang bị suy thoái, tìm kiếm cơ hội xuất khẩu có thể giúp mở rộng phạm vi khách hàng và giảm sự phụ thuộc vào thị trường trong nước. Các công ty có thể xem xét việc nghiên cứu, tìm kiếm và khai thác các thị trường nước ngoài tiềm năng, xây dựng mạng lưới quan hệ cùng với đó tìm hiểu thêm các quy định, yêu cầu để xuất khẩu sản phẩm, dịch vụ.

Đọc thêm: Chi phí cơ hội là gì? Cách tính toán và ứng dụng trong doanh nghiệp

Đầu tư vào công nghệ và tự động hóa

Trong thị trường suy thoái, việc đầu tư vào công nghệ để tự động hóa quy trình kinh doanh là điều vô cùng cần thiết. Điều này giúp tăng năng suất, giảm chi phí lao động và nâng cao hiệu quả hoạt động tổng thể của doanh nghiệp.

Rất nhiều doanh nghiệp đã và đang lựa chọn giải pháp của Salesforce CRM. Đây là nền tảng quản lý dữ liệu khách hàng, bán hàng hiệu quả. Bên cạnh việc tạo ra một quy trình bán hàng chuẩn hoá, nền tảng này còn giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí và nguồn nhân lực khi tự động hoá các tác vụ, chia sẻ dữ liệu cho mọi phòng ban để cung cấp các trải nghiệm nhanh chóng nhất đến khách hàng. 

Xây dựng đối tác và liên kết chiến lược

Hợp tác và liên kết với các đối tác chiến lược giúp mở rộng phạm vi sản phẩm và dịch vụ, tạo ra sự tăng trưởng trong thời kỳ suy thoái. Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp cần tìm kiếm các đối tác có cùng mục tiêu và giá trị, thiết lập mối quan hệ hợp tác để cùng phát triển. Các đối tác có thể là doanh nghiệp hoặc những người nổi tiếng, có tầm ảnh hưởng hoặc cộng đồng khách hàng tiềm năng của công ty.

Nhìn chung, việc tăng năng suất bán hàng thời kỳ khủng hoảng kinh tế 2024 là một trong những phương án, chiến lược được nhiều doanh nghiệp nghiên cứu và áp dụng. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố. Nhà lãnh đạo và quản lý cần cân đối các chiến lược với nguồn lực và ngân sách của mình.

liên hệ với gimasys
TÌM HIỂU THÊM
GIẢI PHÁP

Gửi yêu cầu thành công !

Cảm ơn bạn đã kết nối với Gimasys. Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn qua thông tin đăng ký trong thời gian sớm nhất !