Công nghệ AI là gì? Lợi ích và tác hại của trí tuệ nhân tạo AI

791
MỤC LỤC

Tính đến năm 2021, Việt Nam đã phát triển trí tuệ nhân tạo – AI mạnh mẽ, tăng 14 bậc và trở thành quốc gia có chỉ số sẵn sàng cho AI đứng thứ 6 trong ASEAN. Trí tuệ nhân tạo được ứng dụng trong mọi ngành nghề, hoạt động của con người hiện nay. Từ các loại thiết bị gia dụng đến thiết bị y tế đều chú trọng cho sự phát triển của trí tuệ nhân tạo. 

> Đọc thêm: Einstein GPT – Generative AI dành riêng cho CRM đầu tiên trên thế giới

Trí tuệ nhân tạo là gì? 

Trí tuệ nhân tạo (Artificial intelligence – AI) là một nhánh lớn của khoa học máy tính liên quan đến việc xây dựng các cỗ máy thông minh. Chúng có khả năng thực hiện các nhiệm vụ đòi hỏi trí thông minh của con người. Những nhiệm vụ này không bị giới hạn ở mặt cảm nhận, lập luận, học tập, đưa ra quyết định hay xử lý các ngôn ngữ tự nhiên.

Các hệ thống trí tuệ nhân tạo – AI được phân loại thành 2 loại chính:

  • AI hẹp hoặc yếu: được xây dựng để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể. Ví dụ: chơi cờ vua, nhận diện hình ảnh, dịch ngôn ngữ,…
  • AI tổng quát hoặc mạnh: là một hình thức giả thuyết của trí tuệ nhân tạo. AI này sẽ sở hữu mức độ thông minh và khả năng suy nghĩ như con người.

Công nghệ trí tuệ nhân tạo được ứng dụng trong mọi lĩnh vực. Một số ứng dụng của AI có thể có trong: robot, nhận dạng giọng nói, nhận dạng hình ảnh, xử lý ngôn ngữ tự nhiên, ra quyết định,…Đây là một lĩnh vực phát triển nhanh chóng, khi công nghệ càng phát triển ứng dụng AI càng trở nên mạnh mẽ.

Công nghệ trí tuệ nhân tạo được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực
Công nghệ trí tuệ nhân tạo được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực

Lịch sử hình thành của trí tuệ nhân tạo 

Nói đến lịch sử hình thành của trí tuệ nhân tạo, rất khó để xác định nó xuất hiện vào thời gian nào. Tuy nhiên, lịch sử hiện đại của AI được bắt đầu từ giữa thế kỷ 20 – với sự ra đời của khoa học máy tính và việc phát minh ra máy tính điện tử.

  • Năm 1956, Hội nghị Dartmouth được tổ chức. Các nhà nghiên cứu tại đây đã thảo luận về tiềm năng tạo ra máy móc có thể thực hiện các nhiệm vụ đòi hỏi sự thông minh của con người để hoàn thành.
  • Những năm 1960-1960: nghiên cứu trí tuệ nhân tạo tập trung vào việc phát triển các hệ thống dựa trên quy tắc. Các công nghệ này được thiết kế để giải quyết các vấn đề dựa trên 1 tập hợp các quy tắc logic. Tuy nhiên, hệ thống này gặp các hạn chế, nghiên cứu dịch chuyển sang các phương pháp phức tạp hơn như học máy (machine learning) và mạng thần kinh.
  • Năm 1980-1990: trí tuệ nhân tạo trải qua một giai đoạn trì trệ do sự thiếu tiến bộ trong việc đạt được các mục tiêu được đề ra. 
  • Bước sang thế kỷ 21: Sự tiến bộ về sức mạnh tính toán và khả năng thu thập dữ liệu đã dẫn đến các bước đột phá trong nghiên cứu AI: deep learning, xử lý ngôn ngữ tự nhiên, thị giác máy tính,…

Ngày nay, trí tuệ nhân tạo là một lĩnh vực phát triển mạnh mẽ. Nó được ứng dụng trong nhiều ngành khác nhau như: y tế, chăm sóc sức khỏe, sản xuất, kinh doanh, tài chính, giao thông vận tải,…

Những ưu và nhược điểm của trí tuệ nhân tạo

Ưu điểm của Trí tuệ nhân tạo đối với con người bao gồm:

  • Loại bỏ lỗi và rủi ro của con người: AI có khả năng hoàn thành các nhiệm vụ, đặc biệt là các nhiệm vụ được lặp đi lặp lại. Bên cạnh đó, AI có thể hoàn thành những nhiệm vụ nguy hiểm, có nguy cơ thương tích hoặc gây hại cho con người. Ví dụ: các robot có thể làm việc ở những nơi có bức xạ cao.
  • Làm việc 24/7: Các chương trình AI, máy móc có thể hoạt động cả ngày lẫn đêm. Các chatbot được hỗ trợ bởi AI có thể cung cấp các dịch vụ cho khách hàng 24/7. Điều này giúp các công ty sản xuất năng suất hơn và cung cấp trải nghiệm tốt hơn so với việc không sử dụng máy móc hỗ trợ.
  • Đưa ra quyết định khách quan: Thuật toán AI được đào tạo bằng cách sử dụng các bộ dữ liệu khách quan – không bị ảnh hưởng bởi thành kiến. Điều này mang lại sự công bằng và khách quan nhất để đưa ra các quyết định lựa chọn.
  • Giảm chi phí: AI có thể hoạt động 24/7, tạo ra nhiều giá trị hơn và nó có thể đảm nhận các công việc thủ công và nhàm chán giúp con người có nhiều thời gian cho các công việc đòi hỏi kỹ năng cao hơn. Điều này không chỉ tiết kiệm thời gian, chi phí mà còn tạo ra nhiều giá trị hơn cho con người.
  • Thu thập và phân tích dữ liệu: Khi xử lý dữ liệu, quy mô dữ liệu được tạo ra có thể vượt xa khả năng hiểu và phân tích của con người. Các thuật toán AI có thể xử lý khối lượng dữ liệu phức tạp hơn, giúp lượng dữ liệu có thể sử dụng được để phân tích. 
Các thuật toán AI có thể xử lý khối lượng dữ liệu phức tạp hơn, giúp lượng dữ liệu có thể sử dụng được để phân tích
Các thuật toán AI có thể xử lý khối lượng dữ liệu phức tạp hơn, giúp lượng dữ liệu có thể sử dụng được để phân tích

Nhược điểm của trí tuệ nhân tạo

Bên cạnh những ưu điểm đã kể trên, Trí tuệ nhân tạo gặp một số trở ngại trong quá trình đưa vào sử dụng như sau: 

  • Tốn kém: Hạn chế lớn nhất và rõ ràng nhất của trí tuệ nhân tạo là chi phí vô cùng tốn kém. Tùy thuộc vào nhu cầu mà các tổ chức, cá nhân muốn, chi phí có thể thay đổi khác nhau. Ước tính chi phí cho một giải pháp AI đầy đủ cho các doanh nghiệp giao động từ 20.000 USD đến hàng triệu USD. Mặc dù sau khi triển khai AI có thể được cắt giảm đáng kể và cân bằng với chi phí khởi tạo, xây dựng nhưng việc trả trước một số tiền lớn cũng khiến nhiều tổ chức e dè.
  • Thiếu cảm xúc và sáng tạo: Một bài báo công nghệ cho biết rằng, AI hiện tại chưa thể thay thế con người để tạo ra các ý tưởng “sáng tạo”. Bài báo này cho rằng cho đến khi AI có thể tạo ra những ý tưởng độc đáo và bất ngờ, nó sẽ không thể vượt qua con người về khả năng sáng tạo. Khi đưa ra những quyết định, con người vốn dĩ sẽ cân nhắc đến cảm xúc, AI thì không có khả năng đó. Nó dựa trên những thông số được cung cấp để đưa ra quyết định tối ưu nhất. 
  • Suy thoái: AI có thể trở nên lỗi thời nếu không được đào tạo để học và đánh giá thường xuyên bởi các nhà khoa học dữ liệu. 
  • Có thể gây ra tình trạng thất nghiệp kéo dài: AI trở nên phổ biến, các công ty có thể tự động hoá nhiều hơn trong các khâu làm việc. Điều này đồng nghĩa là một số vị trí sẽ bị loại bỏ. 
  • Vấn đề đạo đức: Lo ngại về quyền riêng tư và dữ liệu của người tiêu dùng. Trí tuệ nhân tạo có khả năng nhận dạng các mẫu rất tốt, nó có thể thu thập dữ liệu ngay cả khi không có quyền. Điều này đặt ra dấu hỏi lớn trong việc bảo vệ quyền riêng tư của người dùng.

Tương lai của trí tuệ nhân tạo

Trí tuệ nhân tạo ngày càng được phổ biến và ứng dụng trong nhiều ngành nghề. Việc áp dụng trí tuệ nhân tạo và học máy (machine learning) ngày càng phổ biến. Việc tự động hoá, cùng với sự phát triển của phần cứng và phần mềm của trí tuệ nhân tạo sẽ ngày càng thúc đẩy cho ngành công nghệ này phát triển. AI được được dự đoán sẽ ngày càng được ứng dụng mạnh mẽ hơn trong đa ngành.

  • Thị giác máy tính: Các nhận diện và phân tích thông tin hình ảnh thông qua AI được chuyển đổi sang các tín hiệu dạng số và được xử lý. Công nghệ thị giác máy tính có thể được ứng dụng trong ngành y tế để phân tích hình ảnh, chẩn đoán, hoặc nhận dạng chữ ký,…
  • Tự động hoá và điều khiển: Các máy móc trong lĩnh vực công nghiệp được tích hợp trí tuệ nhân tạo để hỗ trợ dây chuyền sản xuất tự động hoá. Công nghệ AI giúp xử lý khối lượng công việc lớn cực kỳ chính xác.
  • Logistíc: Ngành vận tải phát triển, số lượng hàng hoá giao thương ngày càng tăng cao. Để gia tăng lợi ích kinh tế, các công ty vận tải ứng dụng AI để đáp ứng tiêu chí tính tự lái – tự vận hành, giảm chi phí và hạn chế tối đa những tai nạn ảnh hưởng tới sức khoẻ, tính mạng.
  • Robotics: Các công việc có độ khó cao, cần độ tỉ mỉ được ứng dụng trí tuệ nhân tạo để thực hiện. Ví dụ: sản xuất, lắp ráp xe ô tô,…
  • Giáo dục: Hệ thống giáo dục ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào việc dạy học, các phần mềm quản lý giáo dục,…nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.
  • Truyền thông, quảng cáo: AI đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cách thức tiếp cận với khách hàng tiềm năng. Các phân tích chuyên sâu cho phép doanh nghiệp xác định đúng đối tượng khách hàng: nhân khẩu học, hành vi, thói quen và xu hướng.
  • Dịch vụ: Trí tuệ nhân tạo giúp quá trình tiếp nhận, xử lý thông tin hiệu quả hơn. Các phản hồi tự động được đưa ra nhanh chóng và chính xác, đảm bảo dịch vụ đáp ứng nhu cầu khách hàng theo thời gian thực.
  • Pháp luật: Các hệ thống thông tin được khám và sàng lọc hiệu quả hơn thông qua trí tuệ nhân tạo. Các quá trình xử lý, phân tích, tích hợp thông tin được diễn ra nhanh chóng, đảm bảo các công tác pháp luật chính xác và hiệu quả.

Có thể thấy, trí tuệ nhân tạo AI có những lợi ích vô cùng to lớn đối với cuộc sống của con người. Trong tương lai, trí tuệ nhân tạo sẽ còn ngày càng phát triển, tham gia vào quá trình hoạt động của các cá nhân, tổ chức nhằm tối ưu hoá các hoạt động và giảm thiểu những công việc thủ công và gia tăng hiệu quả làm việc. 

liên hệ với gimasys
TÌM HIỂU THÊM
GIẢI PHÁP

Gửi yêu cầu thành công !

Cảm ơn bạn đã kết nối với Gimasys. Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn qua thông tin đăng ký trong thời gian sớm nhất !