Chi phí cơ hội quan trọng với bất kể doanh nghiệp nào muốn tăng trưởng và phát triển dài hạn. Nó là phương pháp giúp doanh nghiệp tìm ra được hướng đi tốt nhất cho mình khi phải lựa chọn giữa các phương án khác nhau. Vậy, chi phí cơ hội là gì, làm thế nào để tính toán được chi phí cơ hội và ứng dụng nó thực tế vào doanh nghiệp? Bài viết dưới đây, Gimasys sẽ cung cấp các thông tin chi tiết về chi phí cơ hội cũng như cách tính chính xác của chỉ số này..
Chi phí cơ hội là gì?
Đầu tiên, hãy cùng tìm hiểu chi tiết về định nghĩa cũng như lợi ích mà chi phí cơ hội đem lại.
Định nghĩa về chi phí cơ hội
Chi phí cơ hội (opportunity cost) hay còn có tên gọi khác là chi phí kinh tế. Chi phí cơ hội thể hiện lợi ích bị doanh nghiệp, cá nhân bỏ qua khi không lựa chọn phương pháp này, thay vào đó là lựa chọn phương pháp khác. Đây là chi phí nội bộ, được doanh nghiệp quản lý nghiêm ngặt dùng để dự tính cũng như hoạch định chiến lược. Tuy nhiên, số liệu này sẽ không được tính trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Ví dụ: Nếu doanh nghiệp sử dụng 500 triệu đồng để đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D) sản phẩm mới, doanh nghiệp sẽ bỏ lỡ cơ hội sử dụng 500 triệu đồng để mở rộng nhà máy sản xuất hiện tại. Giả sử mức độ rủi ro của hai phương án là như nhau, nếu tỷ suất sinh lời là 8% cho khoản tiền đầu tư vào phương án mở rộng nhà máy sản xuất thì đó chính là chi phí cơ hội của việc đầu tư 500 triệu đồng vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới.
Chi phí cơ hội thể hiện điều gì?
Chi phí cơ hội – opportunity cost phản ánh những lợi ích tiềm năng mà doanh nghiệp, nhà đầu tư, hoặc cá nhân có thể bỏ lỡ khi chọn một phương án thay vì một phương án khác. Nó giúp doanh nghiệp đánh giá và so sánh các lợi ích của tất cả các lựa chọn hiện có, từ đó có sự cân nhắc kỹ lưỡng và đưa ra quyết định sáng suốt.
Đặc điểm của chi phí cơ hội
Chi phí cơ hội không phải là các chi phí đã phát sinh mà liên quan đến các lựa chọn sẽ được thực hiện trong tương lai. Chi phí này là ước tính đáng tin cậy nhất dựa trên thông tin hiện có.
Chi phí cơ hội không thể xác định một cách chắc chắn. Lý do là khi xem xét chi phí cơ hội, chúng ta phải đánh giá toàn bộ các lợi ích, bao gồm cả những lợi ích không thể đo lường bằng một giá trị nhất định. Các lợi ích này bao gồm:
- Giá cả: Đây có thể là yếu tố lớn nhất ảnh hưởng đến quyết định, yếu tố này còn phụ thuộc nhiều vào giá trị tài sản hiện có của cá nhân hay doanh nghiệp phải đưa ra lựa chọn.
- Thời gian: Thời gian là nguồn tài nguyên hạn chế, mỗi ngày chỉ có 24 giờ. Trong kinh doanh, yếu tố thời gian và tiến độ ngày càng trở nên quan trọng. Chính vì thế, nó cũng trở thành một yếu tố đã đánh giá, xem xét chi phí cơ hội.
- Nỗ lực: Các quyết định cũng cần xem xét công sức bỏ ra để thực hiện. Công sức này cũng có thể quy đổi ra thời gian, tiền bạc.
- Sự tiện ích: Đây là mức độ hài lòng hoặc niềm vui mà người tiêu dùng nhận được từ một lựa chọn. Người tiêu dùng luôn muốn tối đa hóa sự tiện ích của mình nhưng bị giới hạn bởi các yếu tố như thời gian và giá cả.
Chi phí cơ hội không thể hiện trên báo cáo tài chính vì báo cáo tài chính chỉ phản ánh các thông tin tài chính trong quá khứ của doanh nghiệp.
Chi phí cơ hội là một trong những cơ sở quan trọng cho việc ra quyết định. Vì vậy, việc cân nhắc các các phương án để lựa chọn chính là cân nhắc các chi phí cơ hội có thể mất đi khi từ bỏ một lựa chọn. Điều này giúp doanh nghiệp đánh giá được những lợi ích của mọi lựa chọn có sẵn, từ đó đưa ra quyết định sáng suốt và hiệu quả.
Đọc thêm: Cơ hội thị trường là gì? Các phương pháp nắm bắt cơ hội thị trường hiện nay
Công thức tính chi phí cơ hội
Chi phí cơ hội có thể được xác định bằng công thức sau:
Chi phí cơ hội (OC)=FO−CO
Trong đó:
- FO (Return on best-forgone option) là lợi ích từ phương án tốt nhất bị bỏ qua, hay còn gọi là chi phí ẩn.
- CO (Return on chosen option) là lợi ích từ phương án được chọn, hay còn gọi là chi phí hiện.
Công thức này đơn giản là sự khác biệt giữa lợi nhuận kỳ vọng của mỗi lựa chọn. Ngoài lợi ích hiện bằng tiền, còn có những lợi ích khác không đo lường bằng tiền như thời gian, nỗ lực, hay tiện ích. Trong trường hợp các yếu tố trên có thể quy đổi ra giá trị bằng tiền thì phải đưa vào công thức.
Ví dụ, một doanh nghiệp đang cân nhắc giữa việc tự xây nhà kho và đi thuê nhà kho. Giả sử các chi phí khác không thay đổi giữa hai phương án, chi phí cơ hội của việc xây dựng nhà kho sẽ được tính như sau:
- FO: Lợi ích từ việc cho thuê quyền sử dụng đất (lựa chọn đang dự định bỏ qua) là 600 triệu VND mỗi năm trong 8 năm, tổng cộng là 4,8 tỷ VND.
- CO: Lợi ích từ lựa chọn xây dựng nhà kho là -5 tỷ VND (do chỉ có chi phí phát sinh, không có thu nhập được tạo ra).
Vậy chi phí cơ hội sẽ là:
Chi phí cơ hội CO = FO – CO = 4,8 – (-5) = 9,8 tỷ
Như vậy, chi phí cơ hội của việc xây dựng nhà kho thay vì cho thuê đất là 9,8 tỷ VND.
Ứng dụng thực tế của chi phí cơ hội trong doanh nghiệp
Các doanh nghiệp có thể ứng dụng chi phí cơ hội vào việc:
- Nhận thức về cơ hội bị mất:
- So sánh giá trị tương đối của các sự lựa chọn:
Ví dụ:
Giả sử rằng một doanh nghiệp có 500 triệu VND trong quỹ khả dụng và phải lựa chọn giữa việc đầu tư số tiền này vào chứng khoán với dự kiến sẽ thu được lợi nhuận 10% mỗi năm hoặc sử dụng số tiền đó để mua máy móc mới. Lợi nhuận tiềm năng mà doanh nghiệp bỏ lỡ khi không đầu tư vào phương án còn lại chính là chi phí cơ hội.
Nếu doanh nghiệp sử dụng quyền chọn chứng khoán, khoản đầu tư này sẽ thu được 50 triệu VND trong năm đầu tiên, 55 triệu VND trong năm thứ hai và 60,5 triệu VND trong năm thứ ba.
Ngược lại, nếu doanh nghiệp mua máy móc mới, doanh nghiệp sẽ tăng sản lượng. Tuy nhiên, việc lắp đặt máy và đào tạo nhân viên sẽ rất phức tạp và máy mới sẽ không đạt hiệu suất tối đa trong vài năm đầu tiên. Công ty ước tính rằng lợi nhuận bổ sung sẽ là 12 triệu VND trong năm đầu tiên, 40 triệu VND trong năm thứ hai và 120 triệu VND trong tất cả các năm tiếp theo.
Theo các tính toán này, việc đầu tư vào chứng khoán có vẻ hợp lý trong năm đầu tiên và năm thứ hai. Tuy nhiên, đến năm thứ ba, phân tích chi phí cơ hội cho thấy rằng mua máy móc mới sẽ là lựa chọn tốt hơn (12 triệu VND + 40 triệu VND + 120 triệu VND – 50 triệu VND – 55 triệu VND – 60,5 triệu VND) = 6.5 triệu VND. Vì vậy, trong dài hạn, lựa chọn mua máy móc mới sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn cho doanh nghiệp.
Chi phí cơ hội (opportunity cost) là một giá trị quan trọng. Nó giúp cá nhân, tổ chức doanh nghiệp có thể đưa ra lựa chọn chuẩn xác nhất khi phải đứng giữa nhiều sự lựa chọn khác nhau. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng thể nhất về chi phí cơ hội, từ đó ứng dụng hiệu quả nhất chỉ số này vào doanh nghiệp của mình.