Chuyển Đổi Số hiện đang trở thành yêu cầu bắt buộc đối với nhiều ngành nghề. Xu thế ấy không chỉ đơn thuần là quá trình số hóa và nâng cao mức độ ứng dụng công nghệ thông tin mà còn là việc triển khai công nghệ số để thay đổi cách thức vận hành, tư duy lại cách thức hoạt động và sử dụng dữ liệu. Với vai trò dẫn dắt sự phát triển của kinh tế số, ngành Dịch Vụ Tài Chính cần tiên phong trong quá trình chuyển đổi này, thiết lập hệ thống tài chính số hóa hoàn toàn và nền tài chính thông minh dựa trên dữ liệu. Trong bối cảnh ấy, Salesforce Financial Services Cloud—giải pháp quản lý quan hệ khách hàng (CRM) dành riêng cho ngành Dịch Vụ Tài Chính—hứa hẹn mang đến những phương pháp tiên tiến, giúp doanh nghiệp trong ngành này có thể nắm bắt, phân tích và phản hồi nhanh chóng đối với nhu cầu của khách hàng và xu hướng thị trường.
“Định Nghĩa Mới” Về Năng Lực Của Ngành Dịch Vụ Tài Chính
Tại Hội thảo Dịch vụ Tài chính – Ngân hàng 2023 do Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế tại Việt Nam (IDG Việt Nam) chủ trì tổ chức dưới sự bảo trợ của Sở Thông tin và Truyền thông TPHCM, Ông Vũ Viết Ngoạn – Nguyên Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia cho biết: “Trong 2 thập kỷ qua chúng ta đã chứng kiến công nghệ bùng nổ và phát triển với tốc độ nhanh chưa từng có. Đối với doanh nghiệp, thuyết ‘lợi thế quy mô’ để đánh giá năng lực đã trở nên lỗi thời. Hiện nay, việc đánh giá năng lực kinh doanh phụ thuộc vào tốc độ và năng lực thích ứng của công ty đối với bên ngoài, đặc biệt là đối với công nghệ. Khả năng thích ứng để tiếp nhận và ứng dụng công nghệ mới là yếu tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp.”
Từ bối cảnh và thực tiễn như trên, chuyển đổi số trong hoạt động quản lý của các cơ quan tài chính, đối với lĩnh vực Dịch Vụ Tài Chính là điều tất yếu xuất phát từ nhu cầu của cộng đồng và là một thách thức không nhỏ đối với ngành để vừa đảm bảo thực hiện đúng các quy định, chính sách của Chính phủ về chuyển đổi số, vừa phù hợp với xu thế phát triển hiện nay của xã hội.
Những Xu Hướng Chuyển Đổi Số Hàng Đầu Trong Ngành Dịch Vụ Tài Chính Năm 2023
Trí Tuệ Nhân Tạo (Artificial intelligence, AI) và Học Máy (Machine Learning, ML)
Trí tuệ nhân tạo (AI) và Học máy (ML) đang dần chiếm lĩnh và cách mạng hóa ngành dịch vụ tài chính. Một trong những lợi ích quan trọng nhất của AI và ML là khả năng giảm thiểu rủi ro liên quan đến gian lận và rửa tiền. Bằng cách sử dụng các mô hình phân tích dựa trên dữ liệu lớn, các công ty tài chính có thể dễ dàng nhận biết và ngăn chặn các giao dịch đáng ngờ một cách chính xác và hiệu quả.
Bên cạnh đó, AI và ML cho phép các chuyên viên tài chính và các nhà đầu tư đưa ra quyết định thông minh và nhanh chóng dựa trên bộ dữ liệu được cập nhật liên tục. Các công cụ tự động hóa, điển hình như chatbot, cũng đang trở nên ngày càng phổ biến, giúp cải thiện hiệu suất công việc và nâng cao trải nghiệm của khách hàng.
Một ví dụ về sự thành công của chatbot có thể được tìm thấy tại ngân hàng Bank of America, nơi có khoảng 10 triệu người dùng đã trò chuyện với chatbot Erica. Erica đã hỗ trợ hơn 100 triệu yêu cầu của khách hàng kể từ khi ra mắt và biết trả lời hơn 400.000 câu hỏi tài chính khác nhau. Cùng với công nghệ Học máy (ML), Erica sẽ ngày càng trở nên thông minh hơn và hỗ trợ nhiều khách hàng giải quyết được nhiều vấn đề phức tạp hơn trong tương lai..
Thanh Toán Số (Digital Payments)
Thanh toán số (Digital Payments) đang mở ra một kỷ nguyên mới trong lĩnh vực tài chính, thay đổi cách con người tiếp cận, thực hiện và quản lý giao dịch hàng ngày. Với sự gia tăng của các thiết bị di động và sự phổ biến của chúng trong cuộc sống hàng ngày, việc sử dụng các ứng dụng thanh toán số để thực hiện các giao dịch trở nên phổ biến hơn bao giờ hết bởi tính tiện lợi, an toàn và nhanh chóng, giúp người tiêu dùng có thể thanh toán mọi lúc, mọi nơi mà không cần tới trực tiếp cửa hàng hay ATM. Tuy nhiên, sự tăng trưởng mạnh mẽ này cũng mang theo những thách thức cho ngành ngân hàng truyền thống. Nếu không nhanh chóng thích nghi với xu hướng giao dịch mới này, họ sẽ phải đối mặt với rủi ro đánh mất thị phần vào tay các công ty Fintech hàng đầu.
Điện Toán Đám Mây (Cloud Computing)
Điện toán đám mây (Cloud Computing) đang chiếm một vị trí quan trọng trong hành trình số hóa của nhiều tổ chức tài chính. Công cụ này không chỉ giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình làm việc và cải thiện hiệu suất, mà còn giúp họ giảm thiểu chi phí và ứng biến linh hoạt trước những biến động thị trường.
Môi trường đám mây hỗ trợ lưu trữ dữ liệu một cách an toàn và linh hoạt. Thay vì chi trả cho việc thiết lập và bảo dưỡng hệ thống lưu trữ truyền thống, nhiều doanh nghiệp chọn sử dụng dịch vụ đám mây nhằm tiết kiệm chi phí và tài nguyên cho việc quản trị hạ tầng CNTT. Theo một nghiên cứu, việc sử dụng công nghệ điện toán đám mây có thể giúp các công ty tiết kiệm đến 15% tổng chi phí CNTT. Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, con số này có thể lên tới 36%. Tuy nhiên, xu thế này cũng đặt ra những thách thức về an ninh và tuân thủ các quy định. Các tổ chức tài chính cần phải đảm bảo rằng dữ liệu của họ được bảo mật và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn thông tin.
Công Nghệ Blockchain (Blockchain Technology)
Blockchain, công nghệ đứng đằng sau sự ra đời của tiền điện tử (Bitcoin), đang ngày càng khẳng định vị thế của mình trong lĩnh vực dịch vụ tài chính. Bằng cách cung cấp một hệ thống sổ cái phân tán bất khả xâm phạm, blockchain mang đến lời giải cho nhiều bài toán tài chính, điển hình là việc thực hiện các giao dịch quốc tế nhanh chóng, minh bạch và giảm thiểu rủi ro.
Tốc độ xử lý giao dịch trên nhiều chuỗi khối hiện nay vẫn chưa thể sánh bằng các phương pháp truyền thống. Trong khi các hệ thống thanh toán phổ thông, như Visa hoặc Mastercard, có thể xử lý hàng nghìn giao dịch mỗi giây, nhiều mạng blockchain chỉ đạt mức từ 7-30 giao dịch mỗi giây. Điều này đặt ra những thách thức khi tích hợp công nghệ ấy vào các lĩnh vực đòi hỏi tốc độ giao dịch nhanh chóng, như thanh toán thẻ tín dụng hay giao dịch chứng khoán.
Internet Vạn Vật (Internet Of Things, IoT)
Internet vạn vật (IoT) đã mở ra những cơ hội mới đầy tiềm năng cho ngành dịch vụ tài chính, giúp họ hiểu rõ hơn về hành vi của khách hàng và cải thiện hiệu suất vận hành. Các công ty bảo hiểm có thể sử dụng dữ liệu từ các thiết bị IoT như cảm biến trên xe hơi hoặc đồng hồ thông minh để xác định mức độ rủi ro của một cá nhân dựa trên hành vi thực tế của họ, thay vì dựa vào các tiêu chí truyền thống. Điều này có thể giúp họ cung cấp bảo hiểm với mức giá phù hợp hơn và khuyến khích những hành vi an toàn hơn từ phía khách hàng.
Bên cạnh đó, việc sử dụng cảm biến giúp các tổ chức tài chính theo dõi và phân tích việc sử dụng không gian trong toà nhà và hoạt động của nhân viên. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm chi phí thông qua việc tối ưu hóa không gian làm việc và tiện ích mà còn giảm thiểu rủi ro liên quan đến tài sản và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Ngoài ra, với lượng thông tin phong phú thu được từ IoT, các ngân hàng và tổ chức tài chính giờ đây có thể điều chỉnh và tùy biến sản phẩm, dịch vụ của mình sao cho phù hợp nhất với nhu cầu và mong muốn của từng khách hàng, hướng tới một trải nghiệm cá nhân hóa và tối ưu.
Những Nguy Cơ Tiềm Tàng
Chuyển đổi số trong ngành Dịch Vụ Tài Chính mang lại lợi ích vượt trội nhưng cũng tiềm ẩn những rủi ro nhất định. Dữ liệu khách hàng có thể bị xâm nhập, gây ra lo ngại về vấn đề an toàn và bảo mật thông tin. Sự cố kỹ thuật bất ngờ có thể gây mất niềm tin từ khách hàng, trong khi việc đảm bảo khả năng và tốc độ truy cập của tất cả người dùng cũng là một thách thức lớn. Thêm vào đó, sự thay đổi liên tục trong quy định và luật lệ có thể gây khó khăn cho đội ngũ nhân sự trong việc làm quen và thích ứng, đồng thời gia tăng chi phí hoạt động. Vì vậy, trong quá trình chuyển đổi số, các tổ chức tài chính cần xây dựng chiến lược cẩn trọng, tập trung vào việc giáo dục và đào tạo nhân viên, đồng thời tăng cường các biện pháp an ninh để đảm bảo hoạt động suôn sẻ và hiệu quả.
Salesforce Financial Services Cloud – Giải Pháp Chuyển Đổi Số Toàn Diện Cho Ngành Dịch Vụ Tài Chính
Salesforce Financial Services Cloud là một giải pháp hoàn hảo cho ngành dịch vụ tài chính trong thời đại số. Với những tính năng và tiện ích đáng tin cậy, giải pháp này đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của ngành công nghiệp tài chính và mang lại giá trị vượt trội cho khách hàng.
Một trong những điểm nổi bật của Salesforce Financial Services Cloud là khả năng đồng bộ hoá thông tin khách hàng vào một nền tảng duy nhất. Nhờ đó, các nhà quản lý tài chính có thể nắm bắt tình hình của khách hàng một cách toàn diện và tạo ra chiến lược kinh doanh phù hợp.
Đồng thời, Salesforce Financial Services Cloud cũng cung cấp một loạt công cụ cho phép việc tạo ra các kế hoạch tài chính cá nhân hoá. Từ việc phân tích tài chính của các cá nhân, tổ chức có thể đưa ra những lời khuyên và gợi ý cho khách hàng về các quyết định tài chính, từ quản lý nợ đến đầu tư tiền tệ. Điều này góp phần xây dựng sự tin tưởng và gắn kết với khách hàng, từ đó tạo đà tăng trưởng lợi nhuận bền vững trong tương lai.
Không những thế, Salesforce Financial Services Cloud còn hỗ trợ các nhà cung cấp dịch vụ tài chính quản lý cơ sở hạ tầng CNTT một cách hiệu quả, giúp đảm bảo an toàn thông tin và tăng cường khả năng phục vụ khách hàng. Ngoài ra, việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy (ML) cho phép máy chủ dự đoán các xu hướng thị trường và hành vi của người dùng, qua đó đề xuất các chiến lược kinh doanh hiệu quả. Bằng cách này, các công ty tài chính có thể thiết kế những chiến lược tiếp thị và các gói dịch vụ tùy chỉnh dựa trên thông tin khách hàng cụ thể, từ đó nâng cao trải nghiệm và tăng cường sự hài lòng của họ.
Kết Luận
Tổng kết lại, Salesforce Financial Services Cloud là giải pháp toàn diện cho ngành công nghiệp tài chính trong thời đại số. Với khả năng tích hợp dữ liệu, phân tích thông minh và hỗ trợ quản lý công nghệ thông tin, giải pháp này hứa hẹn giúp ngân hàng và các tổ chức tài chính nâng cao hiệu suất làm việc và mang đến những trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng.