Công nghệ ngày càng phát triển. Các cơ sở hạ tầng đám mây (cloud) được nhiều doanh nghiệp ưa chuộng sử dụng. Tuy nhiên, nhiều công ty vẫn quyết định dựa vào các ứng dụng hệ thống on premise để hỗ trợ kinh doanh. Vậy On premise là gì? Chúng có điểm khác biệt như thế nào với cơ sở hạ tầng cloud? Theo dõi bài viết dưới đây cùng Gimasys.
On premise là gì?
On premise đề cập tới các phần mềm hay ứng dụng được cài đặt trên máy tính hoặc máy chủ vật lý tại cơ sở hoặc trung tâm dữ liệu của một công ty. Điều này có nghĩa là chính công ty đó phải chịu trách nhiệm bảo trì và cập nhật phần mềm, phần cứng, quản lý bảo mật và sao lưu dữ liệu của mình.
Các giải pháp on premise thường được ưa chuộng và sử dụng tại các công ty có yêu cầu bảo mật cao, cần kiểm soát hoàn toàn dữ liệu hoặc có kết nối internet hạn chế. Tuy nhiên, các giải pháp on premise có thể tốn kém về chi phí lẫn thời gian cho doanh nghiệp.
Ưu điểm và nhược điểm của On premise
Hệ thống on premise sẽ có những ưu và nhược điểm nhất định. Dưới đây là bảng phân tích ưu và nhược điểm của loại hình, ứng dụng này:
Ưu điểm | Nhược điểm | |
Chi phí | Chi phí dài hạn thấp hơn: Chi phí bảo trì hàng năm và phí giấy phép một lần thấp hơn so với việc thanh toán chi phí định kỳ của cloud. | Yêu cầu vốn đầu tư lớn cho [phần cứng và cơ sở hạ tầng: Phần mềm on premise yêu cầu các chi phí liên tục đến không gian, máy chủ, các thiết bị khác cùng với mức tiêu thụ điện năng khi xây dựng và triển khai phần mềm, ứng dụng. |
Kiểm soát và quản lý | Người dùng toàn quyền kiểm soát và quản lý: Môi trường tại chỗ cho phép các tổ chức quản lý độc lập tài sản dữ liệu của mình. Điều này có lợi ích cho những công ty yêu cầu bảo mật và quản lý chặt chẽ về quyền riêng tư. | Yêu cầu hỗ trợ kỹ thuật chuyên dụng: Mỗi tổ chức, doanh nghiệp sử dụng phần mềm, ứng dụng cần có một nhóm hỗ trợ CNTT chuyên dụng để vận hành. |
Bảo mật | Cho phép triển khai các thủ tục và chính sách bảo mật riêng: Các công ty trong ngành yêu cầu độ bảo mật cao thường sử dụng hệ thống on premise. Nó cho phép các công ty này kiểm soát thông tin trong phạm vi của tổ chức. | Yêu cầu hỗ trợ kỹ thuật chuyên dụng: Cần có nhóm CNTT hỗ trợ để có thể thực hiện các chính sách bảo mật riêng của doanh nghiệp, tổ chức. |
Người dùng truy cập | Không cần kết nối Internet: Có thể truy cập phần mềm tại chỗ ngay cả khi không có kết nối Internet. | Không thể truy cập linh hoạt: khi đang di chuyển hoặc ở xa máy chủ, khó có thể truy cập vào phần mềm. Để truy cập cần có những thiết lập phức tạp hơn. |
Sự khác biệt giữa on premise và cloud
Nếu so với các phần mềm trên Cloud, các phần mềm on premise cần chi phí lớn hơn để có thể khởi tạo. Bên cạnh đó, 2 loại phần mềm này cũng có những điểm khác biệt đặc trưng:
On premise | Cloud | |
Triển khai | Trong môi trường tại chỗ, các dữ liệu và tài nguyên được triển khai trong cơ sở hạ tầng CNTT của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm duy trì giải pháp và tất cả các quy trình liên quan. | Môi trường điện toán đám mây, các dữ liệu, tài nguyên được lưu trữ tại cơ sở hạ tầng cloud của nhà cung cấp dịch vụ. Doanh nghiệp có thể truy cập và sử dụng dữ liệu tại bất kỳ thời điểm nào. |
Chi phí | Doanh nghiệp, tổ chức sử dụng ứng dụng, phần mềm chịu toàn bộ chi phí liên tục của phần cứng máy chủ, mức tiêu thụ điện năng và không gian. | Các doanh nghiệp, tổ chức sử dụng phần mềm dịch vụ chỉ cần chi trả cho các tài nguyên, tính năng mà họ sử dụng. Mức chi phí sẽ phụ thuộc vào những giải pháp mà họ sử dụng. |
Quản lý, kiểm soát | Trong môi trường tại chỗ, doanh nghiệp lưu trữ toàn bộ dữ liệu và kiểm soát mọi vấn đề liên quan. Các công ty trong các ngành cần bảo mật cao thường sử dụng các phần mềm, ứng dụng tại chỗ để quản lý dữ liệu của mình. | Dữ liệu và khoá mã hoá nằm trong nhà cung cấp dịch vụ phần mềm. Khi triển khai các phần mềm, ứng dụng trên cơ sở hạ tầng cloud, cần có sự đảm bảo bảo mật giữa bên cung cấp và sử dụng dịch vụ. |
Bảo mật | Các công ty hoặc tổ chức có tính bảo mật cao: chính phủ, ngân hàng thường lựa chọn phần mềm, dịch vụ on premise cho mình vì tính bảo mật của nó. | Một số mối nguy cơ đến đe dọa về bảo mật như mất tài sản trí tuệ, dữ liệu,…vẫn còn nhiều lo ngại. |
Xu hướng tương lai: On-premise hay Cloud?
Việc so sánh giữa on premise và cloud còn nhiều tranh cãi. Trong tương lai, phần mềm nào sẽ thực sự chiếm ưu thế và mang lại nhiều giá trị hơn cho người dùng? Theo báo cáo của Vietnam Software Market 2020-2024 Forecast and Analytics của (Research and Markets), năm 2020 phần mềm on-premise chiếm phần lớn thị phần tại Việt Nam. Tuy nhiên, chính nghiên cứu này cũng chỉ ra thị phần của phần mềm Cloud sẽ tăng lên nhanh chóng trong thời gian tới. Theo báo cáo “Vietnam Cloud Service Market Forecast to 2023” của công ty nghiên cứu thị trường Frost & Sullivan, doanh thu của thị trường điện toán đám mây (cloud) tại Việt Nam đã đạt 1,3 tỷ USD vào năm 2018 và được dự báo sẽ đạt 4,5 tỷ USD vào năm 2023, với tốc độ tăng trưởng hàng năm trên 20%. Thực tế, có một số lý do khiến cho thị trường cloud được đánh giá có tiềm năng phát triển hơn on premise là do:
- Điện toán đám mây được nhận định là có lợi hơn trong kinh doanh khi có khả năng vận hành và ứng dụng sản xuất tốt hơn phần mềm On premise.
- Phần mềm SaaS (được xây dựng trên Cloud) có thể ảnh hưởng mạnh mẽ tới quyết định của khách hàng. Các nhà kinh doanh ngày càng chú trọng đến trải nghiệm cũng như tương tác của khách hàng, chính vì vậy họ cũng có xu hướng sử dụng nhiều hơn phần mềm trên cloud.
- Các công ty công nghệ hàng đầu trên Thế Giới đều cung cấp giải pháp phần mềm trên điện toán đám mây: Salesforce, Google, Oracle,…
Có thể thấy, hệ thống On premise có những ưu điểm và hạn chế nhất định của nó. Sự khác biệt giữa phần mềm tại chỗ và trên đám mây cũng chính là lý do của xu hướng công nghệ trong hiện tại.