Tại sao phải nghiên cứu thị trường? Cách nghiên cứu thị trường hiệu quả

111
MỤC LỤC
Tại sao doanh nghiệp cần nghiên cứu thị trường
Tại sao doanh nghiệp cần nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường là công cụ quan trọng khi doanh nghiệp cần thu thập thông tin giá trị về thị trường mục tiêu và ngành của họ. Quá trình nghiên cứu này đòi hỏi kỹ năng phân tích và đưa ra dự đoán nhờ vào những kiến thức chuyên môn để cho ra kết quả chính xác. 

Nghiên cứu thị trường

Quá trình nghiên cứu thị trường mang lại cho công ty cái nhìn tổng quát về khách hàng và đối thủ cạnh tranh. Tùy theo mục tiêu cụ thể, doanh nghiệp sẽ áp dụng những phương pháp phân tích phù hợp. Vậy tại sao nghiên cứu thị trường lại cần thiết cho các doanh nghiệp?

Khái niệm về nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường (Market research) là quá trình thu thập, phân tích và diễn giải thông tin về thị trường, bao gồm khách hàng, đối thủ cạnh tranh và xu hướng thị trường. Từ đó, doanh nghiệp thu thập được những hiểu biết về khách hàng và đối thủ. Điều này giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định chính xác khi thâm nhập thị trường, tung ra sản phẩm mới hoặc thực hiện các chiến dịch quảng cáo.

Market Research giúp khám phá thị trường mới
Market Research giúp khám phá thị trường mới

Cách hình thức market research phổ biến

Doanh nghiệp có thể tiến hành nghiên cứu thị trường qua nhiều phương thức khác nhau, trong đó phổ biến nhất là: 

  • Khảo sát trực tuyến: Các công cụ hỗ trợ phổ biến như Google Forms, Survey Money,…giúp doanh nghiệp khảo sát, thu thập dữ liệu từ khách hàng tiềm năng và hiện tại. 
  • Khảo sát qua điện thoại: Đây là phương pháp thu thập dữ liệu nhanh chóng và hiệu quả, giúp tối đa hóa tỷ lệ phản hồi. Phương pháp này đảm bảo độ tin cậy cao khi người được khảo sát có mối liên hệ chặt chẽ với vấn đề nghiên cứu. Hình thức này thường sử dụng các mẫu câu hỏi sẵn có để thu thập thông tin trọng tâm một cách hiệu quả hơn.
  • Khảo sát trực tiếp: Nên lựa chọn những địa điểm có lưu lượng người cao như trung tâm mua sắm để thực hiện khảo sát. Mặc dù chi phí có phần cao hơn, phương pháp này giúp bạn thu thập phản hồi ngay lập tức và  giới thiệu mẫu sản phẩm, bao bì hoặc quảng cáo đến mọi người. 
  • Phỏng vấn nhóm: Phương pháp nghiên cứu này sẽ tiến hành thảo luận 6-10 đối tượng về một sản phẩm, dịch vụ, concept hoặc chiến dịch marketing. Cuộc thảo luận, kéo dài từ 30-90 phút, được điều phối bởi một moderator với danh sách 10-12 câu hỏi để thu thập dữ liệu có giá trị.
  • Phỏng vấn cá nhân: Đây là phương pháp nghiên cứu thị trường thu thập dữ liệu định tính qua tiếp xúc trực tiếp hoặc điện thoại (one-on-one). Người phỏng vấn cần có kỹ năng nắm bắt, có những câu hỏi đào sâu, nương theo tâm lý người trả lời phỏng vấn để thu thập những thông tin hữu ích, đáng tin.
  • Phương pháp quan sát hành vi (Observation): Bằng cách cách tiếp cận thực tế để hiểu sâu hơn về hành vi của khách hàng. Quan sa hành vi cho phép nhà nghiên cứu thấy rõ những gì khách hàng thực sự làm khi đứng trước lựa chọn. 
  • Central Location Test (Kiểm tra vị trí trung tâm): Đây là một phương pháp nghiên cứu thị trường định tính tại một địa điểm cụ thể mà người nghiên cứu có thể kiểm soát môi trường theo ý đồ của cuộc nghiên cứu như trường học, trung tâm mua sắm, nhà hàng,…
  • IHUT là phương pháp nghiên cứu thị trường bằng cách cung cấp sản phẩm miễn phí để khách hàng dùng thử tại nhà. Từ đó, nhà nghiên cứu hiểu cách người dùng sử dụng sản phẩm trong môi trường thực tế. 
Các hình thức Market Research phổ biến
Các hình thức Market Research phổ biến

Khi nào cần nghiên cứu thị trường?

Khi doanh nghiệp cần đánh giá tiềm năng của sản phẩm, dịch vụ qua phản hồi, ý kiến khách hàng doanh nghiệp nên tiến hành nghiên cứu thị trường. Ngoài ra, nghiên cứu thị trường cũng là công cụ quan trọng để xác định xu hướng, phân tích đối thủ cạnh tranh. Bên cạnh đó,  doanh nghiệp có thể sử dụng market research để điều chỉnh chiến lược kinh doanh nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động và gia tăng tỷ lệ thành công của các chiến dịch. Đây là phương pháp giúp dự báo những biến động của thị trường, từ đó đưa ra các quyết định chính xác và kịp thời, giảm thiểu những rủi ro, lợi nhuận tối ưu.

Lợi ích khi doanh nghiệp nghiên cứu thị trường

Qua những nghiên cứu, các doanh nghiệp có thể hiểu biết về nhu cầu và cơ cấu hành vi của khách hàng. Từ đó giúp doanh nghiệp duy trì tính cạnh tranh, ra quyết định dựa trên thông tin, quản lý rủi ro và đo lường thành công. Nghiên cứu thị trường mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, bao gồm:

Tập trung khách hàng

Việc hiểu rõ khách hàng là yếu tố quan trọng để xây dựng một doanh nghiệp lấy khách hàng làm trọng tâm. Theo nhiều nghiên cứu, các doanh nghiệp tập trung vào khách hàng thường có lợi nhuận cao hơn. Nghiên cứu thị trường giúp bạn hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của họ, từ đó bạn có thể tối ưu hóa chiến lược tiếp thị của mình. Mô hình STP: “phân đoạn – nhắm mục tiêu – vị trí” giúp doanh nghiệp tiến hành nghiên cứu thị trường hiệu quả.

Khi hiểu rõ hơn về khách hàng mục tiêu, bạn có thể tiếp cận họ hiệu quả hơn. Từ đó chọn đúng kênh tiếp thị và tùy chỉnh nội dung giúp doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng hơn với khách hàng của mình. Việc tùy chỉnh nội dung qua ngôn ngữ, hành vi của đối tượng mục tiêu sẽ giúp họ dễ chú ý hơn đến thông điệp của mà doanh nghiệp truyền tải.

Cơ hội phát triển mới

Nghiên cứu tệp khách hàng mở ra cơ hội mới cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, công ty có thể có thêm cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp khác, kết hợp sức mạnh của cả hai thương hiệu để mở rộng và phát triển thị trường. Nghiên cứu thị trường liên tục giúp tìm ra các điểm yếu và phát triển các giải pháp mới để thu hút và giữ chân khách hàng. Từ đó, tăng trưởng doanh thu và sự hài lòng của khách hàng.

Đọc thêm:

Cơ hội thị trường là gì? Các phương pháp nắm bắt cơ hội thị trường hiện nay

Quy mô thị trường là gì? Các bước chuẩn để xác định quy mô thị trường

Hạn chế rủi ro

Nghiên cứu thị trường có thể tốn nhiều chi phí giai đoạn đầu nhưng lại giảm thiểu rủi ro và các chi phí khác cho doanh nghiệp về sau. Kết quả của nghiên cứu thị trường giúp dự đoán nhu cầu và tiềm năng thành công của sản phẩm. Sau khi sản phẩm hoặc dịch vụ được phát triển, doanh nghiệp cũng có thể sử dụng nghiên cứu thị trường để điều chỉnh chiến lược trước khi tung ra phiên bản chính thức.

Cạnh tranh hiệu quả hơn

Nghiên cứu hiệu quả có thể là yếu tố quyết định mang lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường. Nghiên cứu về đối thủ còn có thể mang lại cái nhìn trực tiếp về các đối thủ, tìm ra những yếu tố khách hàng chưa hài lòng với những thương hiệu hiện có. Từ đó, đưa ra giải pháp đáp ứng nhu cầu mong muốn của người tiêu dùng và quảng bá thương hiệu vượt trội hơn.

Quy trình chuẩn hoá của quá trình nghiên cứu thị trường

Bước 1: Xác định mục tiêu

Phạm vi nghiên cứu phù hợp, không qua nhỏ hay quá lớn, khả năng tiếp cận khả thi với doanh nghiệp. Sau đó, đưa ra những mục đích, mục tiêu chung để tiến hành nghiên cứu cụ thể. Điều này giúp họ quyết định loại dữ liệu cần thu thập để chọn phương pháp nghiên cứu thích hợp.

Bước 2: Tiến hành research

Các yếu tố triển khai nghiên cứu
Các yếu tố triển khai nghiên cứu

Trong quá trình thiết kế kế hoạch nghiên cứu, nhà tiếp thị cần xem xét các yếu tố chính sau:

  • Nguồn dữ liệu: Lựa chọn giữa dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp, tùy thuộc vào tính sẵn có, độ tin cậy và mục tiêu của nghiên cứu.
  • Cách tiếp cận nghiên cứu: Thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua quan sát, phỏng vấn, tham khảo hành vi mua sắm và thí nghiệm.
  • Công cụ nghiên cứu: những công cụ để định tính, định lượng, các bảng câu hỏi mẫu giúp doanh nghiệp thu thập những dữ liệu sơ cấp.
  • Kế hoạch lấy mẫu dữ liệu: Đưa ra chân dung đối tượng cần lấy ý kiến, số lượng mẫu cần thu thập và phương thức khảo sát
  • Phương thức liên lạc: Gồm thư điện tử, điện thoại, gặp trực tiếp hoặc trực tuyến.

Bước 3: Thu thập thông tin

Thu thập thông tin là bước tốn nhiều chi phí và dễ mắc lỗi nhất trong các bước nghiên cứu. Marketer phải đối mặt với nhiều thách thức như vấn đề về sự từ chối hợp tác hoặc trả lời không chân thành từ phía đối tượng khảo sát. Sự nhất quán trong phương pháp thu thập thông tin cũng là một yếu tố quan trọng, vì mỗi đối tượng có thể đáp ứng khác nhau tùy theo vùng miền và văn hóa.

Bước 4: Phân tích các kết quả thông tin

Ở giai đoạn này, marketer phải tiến hành trích xuất và phân tích dữ liệu thu thập được bằng các phương pháp tính toán giá trị trung bình, đo độ phân tán, sử dụng kỹ thuật thống kê và mô hình hóa quyết định. Mục tiêu là kiểm tra và xác minh độ chính xác của các giả thuyết và lý thuyết, đồng thời đánh giá sức thuyết phục của kết luận.

Bước 5: Trình bày thông tin thu thập

Sau khi phân tích dữ liệu, marketer trình bày các phát hiện từ nghiên cứu để cung cấp insight về thị trường và đề xuất lời khuyên cho chiến lược marketing.

Bước 6: Ra quyết định

Dựa trên các insight từ nghiên cứu thị trường, nhà tiếp thị đưa ra quyết định để tối ưu hóa chiến lược marketing và giảm thiểu rủi ro. Họ có thể sử dụng MDSS – hệ thống hỗ trợ ra quyết định tiếp thị – để thu thập, phân tích và giải thích thông tin kinh doanh, marketing từ các nguồn dữ liệu khác nhau.

Các bước nghiên cứu thị trường
Các bước nghiên cứu thị trường

Quả trình nghiên cứu thị trường đòi hỏi các marketer không ngừng cập nhật và chọn lọc những thông tin phù hợp nhất. Qua việc nghiên cứu, công ty sẽ tìm thấy cơ hội và cách hoàn thiện sản phẩm để tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng hơn.

liên hệ với gimasys

Gửi yêu cầu thành công !

Cảm ơn bạn đã kết nối với Gimasys. Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn qua thông tin đăng ký trong thời gian sớm nhất !