Điện toán đám mây đang nổi lên như một yếu tố then chốt, thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi số trong ngành ngân hàng.
Không thể phủ nhận những lợi ích vượt trội mà công nghệ này mang lại, từ việc nâng cao hiệu suất hoạt động, tăng cường bảo mật dữ liệu đến việc tạo ra lợi thế cạnh tranh đáng kể. Tuy nhiên, hành trình ứng dụng điện toán đám mây vào lĩnh vực ngân hàng số không hề bằng phẳng.
Các tổ chức tài chính đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong hành trình ứng dụng điện toán đám mây trong ngân hàng số, đòi hỏi sự nỗ lực và quyết tâm để vượt qua.
Bài viết này sẽ đi sâu phân tích những lợi ích thiết thực của việc ứng dụng điện toán đám mây trong hoạt động ngân hàng, đồng thời chỉ ra những rào cản, thách thức tiềm ẩn và đề xuất một số giải pháp nhằm tối ưu hóa hiệu quả ứng dụng công nghệ này.

Tổng quan về điện toán đám mây
Điện toán đám mây, một xu hướng công nghệ tiên tiến, hoạt động trên nền tảng mạng Internet, tạo ra một mô hình điện toán máy chủ ảo độc đáo.
Theo định nghĩa từ Viện Kỹ sư Điện và Điện tử (IEEE), đây là một cấu trúc mà dữ liệu được lưu trữ cố định trên các máy chủ trực tuyến, trong khi các thiết bị đầu cuối như máy tính cá nhân, trung tâm giải trí, hoặc các thiết bị di động chỉ giữ lại thông tin tạm thời.
Vượt ra ngoài cách tiếp cận truyền thống, Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia Hoa Kỳ (NIST) mô tả điện toán đám mây như một hệ thống dịch vụ linh hoạt, cho phép người dùng truy cập và sử dụng các tài nguyên điện toán chung (bao gồm mạng, máy chủ, bộ nhớ, ứng dụng và dịch vụ) mọi lúc, mọi nơi, chỉ cần có kết nối Internet.
Điểm nổi bật của mô hình này là khả năng thiết lập và hủy bỏ dịch vụ một cách nhanh chóng, do người dùng tự thực hiện mà không cần sự can thiệp từ nhà cung cấp.
>> Tìm hiểu thêm về điện toán đám mây TẠI ĐÂY!
Thực trạng ứng dụng công nghệ điện toán đám mây trong ngân hàng số
Điện toán đám mây đã xuất hiện trong nhiều thập kỷ, nhưng thực sự bùng nổ trong vòng 5 năm trở lại đây, trở thành xu thế tất yếu trên toàn cầu và “cuộc đua” cho các doanh nghiệp trong ứng dụng công nghệ. Điều này không ngoại lệ tại Việt Nam, đặc biệt trong ngành Ngân hàng.
Nhìn chung, ứng dụng điện toán đám mây trong ngành ngân hàng số tại Việt Nam đang diễn ra mạnh mẽ và có những bước tiến đáng kể. Sự chủ động của các ngân hàng trong việc nắm bắt xu hướng công nghệ và sự hỗ trợ từ cơ quan quản lý nhà nước là những yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình này.
Một số ứng dụng nổi bật của ứng dụng công nghệ điện toán đám mây trong ngân hàng số có thể kể tới hệ thống Trung tâm dữ liệu của VietABank trên Private Cloud, sản phẩm ngân hàng số VietinBank iPay vận hành hoàn toàn trên nền tảng điện toán đám mây AWS, nền tảng điện toán đám mây (multi-cloud) của VIB…
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tiềm năng để khai thác triệt để những lợi ích mà điện toán đám mây mang lại, và các ngân hàng cần tiếp tục đầu tư vào công nghệ này để nâng cao năng lực cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Lợi ích ứng dụng điện toán đám mây trong ngân hàng số
Điện toán đám mây đang mở ra một kỷ nguyên mới cho ngành ngân hàng, mang đến những lợi ích vượt trội về hiệu năng, chi phí cũng như những cơ hội mới trên chặng đường phát triển bền vững.
Không chỉ là một công nghệ, điện toán đám mây còn là chìa khóa để ngân hàng số bứt phá, tạo dựng lợi thế cạnh tranh và phát triển bền vững trong tương lai.
Gia tăng hiệu suất làm việc
Ứng dụng điện toán đám mây trong ngân hàng số giúp tăng hiệu suất và linh hoạt cho hoạt động ngân hàng. Với khả năng xử lý dữ liệu lớn nhanh chóng, công nghệ giúp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng. Ngân hàng cũng dễ dàng mở rộng hoặc thu hẹp quy mô để đáp ứng biến động thị trường.
Một nghiên cứu khác của McKinsey cũng cho thấy rằng, các ngân hàng khai thác dịch vụ đám mây có khả năng mở rộng quy mô hoạt động một cách linh hoạt, đáp ứng nhanh chóng nhu cầu tín dụng tăng cao trong các mùa cao điểm mà không cần đầu tư đáng kể vào cơ sở hạ tầng vật lý.
Điều này không chỉ giúp giảm thiểu chi phí mà còn tăng cường tính linh hoạt trong việc cung cấp tín dụng, cho phép các ngân hàng phản ứng kịp thời với những biến động của thị trường và nhu cầu của khách hàng, từ đó nâng cao vị thế cạnh tranh.
Việc tối ưu hóa nguồn lực cũng cho phép ngân hàng số tập trung cải tiến dịch vụ khách hàng, mang lại trải nghiệm tốt hơn cho tập khách hàng của mình.
Giảm thiểu chi phí, hướng tới công nghệ xanh
Thay vì đầu tư vào các trung tâm dữ liệu vật lý tốn kém, ngân hàng có thể sử dụng dịch vụ đám mây để lưu trữ và xử lý dữ liệu. Bên cạnh đó, mô hình “trả tiền theo mức sử dụng” (pay-as-you-go) giúp ngân hàng chỉ trả tiền cho những tài nguyên họ thực sự sử dụng. Các hoạt động này giúp giảm chi phí bảo trì, nâng cấp và vận hành hệ thống.
Mặc khác, ứng dụng điện toán đám mây thúc đẩy việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo trong các trung tâm dữ liệu đám mây, thay vì vận hành các trung tâm dữ liệu truyền thống. Việc giảm thiểu tiêu thụ điện năng và lượng khí thải carbon này góp phần phát triển bền vững và bảo vệ môi trường, giảm thiểu lãng phí tài nguyên và năng lượng.
Minh bạch thông tin, phát triển bền vững
Công nghệ điện toán đám mây thúc đẩy sự minh bạch thông tin và phát triển bền vững. Cụ thể, điện toán đám mây cung cấp một nền tảng lưu trữ và xử lý dữ liệu an toàn, dễ dàng kiểm soát và giám sát, góp phần tăng cường tính minh bạch trong các giao dịch và quản lý dữ liệu.
Các hệ thống đám mây với khả năng bảo mật cao và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định, giúp ngân hàng đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ thông tin cá nhân và quyền riêng tư của khách hàng, đồng thời hỗ trợ việc lập báo cáo tài chính một cách chính xác và minh bạch.
Trong môi trường nội bộ, điện toán đám mây tạo điều kiện cho sự kết nối chặt chẽ giữa các bộ phận kinh doanh thông qua việc chia sẻ và phân tích dữ liệu, từ đó cải thiện trải nghiệm khách hàng và giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng. Sự gắn kết và tính sáng tạo này không chỉ giúp thu hút và giữ chân nhân tài, mà còn xây dựng một môi trường làm việc minh bạch và hiệu quả.
Tăng tốc độ phát triển sản phẩm, dịch vụ mới
Điện toán đám mây đang thúc đẩy mạnh mẽ tốc độ phát triển sản phẩm và dịch vụ mới trong ngành ngân hàng.
So với hệ thống công nghệ truyền thống, vốn đòi hỏi thời gian triển khai sản phẩm mới kéo dài từ vài tháng đến vài năm, điện toán đám mây cho phép rút ngắn quá trình này xuống chỉ còn vài tuần hoặc vài tháng.
Nhờ khả năng tự động hóa và tính linh hoạt cao, ngân hàng có thể nhanh chóng thiết lập và triển khai các sản phẩm mới mà không cần trải qua các quy trình phức tạp. Điều này không chỉ giúp ngân hàng đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của khách hàng mà còn tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Điện toán đám mây: Yếu tố đột phá trong ngân hàng số
Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, chuyển đổi số nói chung và ứng dụng điện toán đám mây nói riêng đóng vai trò then chốt trong sự phát triển bền vững của ngân hàng số.
Công nghệ này tạo ra bước đột phá trong việc lưu trữ, phân phối, điều chỉnh và xử lý thông tin, cho phép các ngân hàng đưa ra quyết định nhanh chóng và hiệu quả hơn, đồng thời tối ưu hóa chu kỳ kinh doanh.
Mặc dù điện toán đám mây mang lại nhiều lợi ích to lớn và cần được khai thác triệt để, việc nhận diện và khắc phục những hạn chế và thiếu sót là vô cùng quan trọng. Chỉ khi đó, một hệ thống điện toán đám mây hoàn thiện mới có thể hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam, giúp ngành này bắt kịp với xu hướng toàn cầu và nâng cao năng lực cạnh tranh.