CPL là gì? Tìm hiểu cách tính CPL chính xác nhất

136
MỤC LỤC

CPL là một chỉ số quan trọng trong marketing mà các doanh nghiệp sử dụng để đánh giá hiệu quả của các chiến dịch tiếp thị. Khi kết hợp với các chỉ số như CPC, vCPM và CPM, CPL giúp các nhà tiếp thị đánh giá mức độ thành công của các chiến dịch và khả năng thu hút khách hàng tiềm năng. Bài viết g-customer360.com sau sẽ cung cấp thông tin chi tiết hơn về khái niệm này và hướng dẫn cách tính CPL một cách chính xác nhất!

Khái niệm Cost per Lead
Khái niệm Cost per Lead

CPL là gì?

CPL (Cost per Lead) là chi phí để tạo ra một khách hàng tiềm năng mới từ một chiến dịch tiếp thị hiện tại, trong đó nhà quảng cáo trả một mức giá đã được định sẵn cho mỗi khách hàng tiềm năng được sinh ra. Trong chiến dịch CPL, khách hàng tiềm năng xuất hiện khi họ tương tác với quảng cáo trực tuyến hoặc nội dung trên trang web, sau đó để tham gia, yêu cầu truy cập khách hàng cần trả lời các thông tin trong biểu mẫu.

Sự khác biệt giữa CPL và CPA

CPL (Cost Per Lead) và CPA (Cost Per Acquisition) là hai mô hình định giá khác nhau trong tiếp thị trực tuyến, mỗi mô hình đều có đặc điểm và lợi ích riêng biệt. CPL giúp các doanh nghiệp đánh giá hiệu quả, tập trung vào những khách hàng chuyển đổi được và tối ưu hóa chiến dịch để thu hút các khách hàng chất lượng cao.

CPA (Cost Per Acquisition) là hình thức quảng cáo mà nhà quảng cáo quyết định thanh toán mỗi lần một giao dịch hoặc một lượt đăng ký dịch vụ thành công từ một chiến dịch tiếp thị trực tuyến. CPA giúp đánh giá và phân tích giá trị của người dùng trong các giai đoạn tiếp thị sau, cũng như thu hút các nhà tiếp thị thực hiện các chiến dịch hiệu quả hơn. CPL là tổng chi phí quảng cáo chia cho số lượng khách hàng tiềm năng đã tạo ra.

Sự khác biệt giữa CPL và CPA
Sự khác biệt giữa CPL và CPA

Đặc điểm của quảng cáo CPL

Mỗi mô hình có ưu và nhược điểm riêng cho cả nhà xuất bản và nhà quảng cáo. Lựa chọn mô hình phù hợp phụ thuộc vào chiến dịch cụ thể và đối tác của doanh nghiệp. Dưới đây là ưu và nhược điểm của hình thức CPL này.

Ưu điểm của CPL

CPL (Cost Per Lead) rất quan trọng vì dễ tính toán, có thể áp dụng cho bất kỳ chiến dịch quảng cáo trực tuyến nào trên mọi kênh. Một số ưu điểm của chỉ số này gồm:

  • Thu hút khách hàng tiềm năng: Một trong những lợi ích chính của chiến dịch CPL là khả năng thu hút khách hàng tiềm năng một cách hiệu quả. Bằng cách nhắm đến các nhóm đối tượng cụ thể, sở thích hoặc hành vi, các doanh nghiệp có thể tùy chỉnh quảng cáo để tương tác với đúng đối tượng mục tiêu. Phương pháp này tăng cơ hội thu hút khách hàng chất lượng cao hơn, có khả năng chuyển đổi hơn.
  • Kết quả có thể đo lường: nhà tiếp thị có thể tiếp cận các số liệu rõ ràng để theo dõi số lượng khách hàng tiềm năng được tạo ra, giám sát tỷ lệ chuyển đổi và tính toán chi phí cho mỗi khách hàng tiềm năng. Những kết quả này giúp nhà tiếp thị đưa ra các quyết định dựa trên dữ liệu. Mức độ minh bạch cũng hỗ trợ phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả và tối đa hóa lợi nhuận đầu tư (ROI).
  • Ngân sách phù hợp: Không giống các loại quảng cáo tính phí khác, CPL chỉ tính phí khi nó mang lại khách hàng. Điều này cho phép doanh nghiệp phân bổ ngân sách của họ để tiếp cận khách hàng tiềm năng thực sự thay vì trả tiền cho các tương tác không mang lại giá trị.
Ưu điểm của CPL
Ưu điểm của CPL

Nhược điểm của CPL

Mặc dù chiến dịch CPL mang lại nhiều lợi ích, CPL cũng có những nhược điểm và rủi ro nhất định. 

  • Chất lượng khách hàng tiềm năng: Mặc dù chiến dịch này có thể thu hút một số lượng đáng kể các khách hàng tiềm năng, một số trong số đó có ý định mua hàng. Điều này khiến doanh nghiệp tốn nhiều chi phí không đáng có. Để giải quyết vấn đề này, doanh nghiệp nên đánh giá và phân loại khách hàng tiềm năng một cách tỉ mỉ để tập trung vào đối tượng phù hợp.
  • Phụ thuộc vào nguồn cung khách hàng tiềm năng: Các chiến dịch CPL dựa vào các nguồn cung khách hàng tiềm năng bên ngoài, gây ra một vấn đề tiềm ẩn. Chất lượng và độ tin cậy của các nguồn này có thể khác nhau đáng kể. 

Xem thêm: Lead Scoring là gì? Cách chấm điểm khách hàng để đạt hiệu quả đột phá trong bán hàng

Vai trò của CPL trong chiến dịch Marketing

CPL có thể được coi là một chỉ số hiệu suất chính (KPI) trong một số ngữ cảnh tiếp thị nhất định. Chỉ số CPL đo lường chi phí để thu thập thông tin liên lạc của một khách hàng tiềm năng. CPL là chỉ số quan trọng  giúp những doanh nghiệp cần tiếp thi để có Lead để tối ưu dịch vụ, theo dõi thường xuyên.

Bằng cách so sánh CPL với giá trị trung bình suốt đời của khách hàng (LTV), các nhà tiếp thị có thể xác định xem chiến lược tạo lead của họ có hiệu quả với chi phí hợp lý hay không. Tuy nhiên, điều quan trọng là CPL không nên được sử dụng đơn lẻ mà nên được xem xét cùng với các chỉ số khác để có một góc nhìn toàn diện như: tỷ lệ ROI, tỷ lệ chuyển đổi.

Đọc thêm: Lead Generation: Tìm Kiếm Khách Hàng Tiềm Năng Với Quy Trình 7 Bước Tối Ưu

Công thức tính CPL chuẩn nhất

Công thức tính cost-per-lead như sau:

CPL = Tổng chi phí tiếp thị / Số lượng Leads được tạo ra

Công thức tính Cost per Lead
Công thức tính Cost per Lead

Trong đó:

  • Tổng chi phí tiếp thị: Là chi phí doanh nghiệp chi trả cho chiến dịch tiếp thị.
  • Số lượng Leads được tạo ra: Là những khách truy cập đã thể hiện sự quan tâm, dù là một lần click, điền vào biểu mẫu hay gọi điện.

Lưu ý, trong những tình huống khác nhau có thể ảnh hưởng đến cách áp dụng công thức CPL:

  • Chiến dịch trong mùa lễ: Chi phí tiếp thị có thể tăng cao, dẫn đến sự biến đổi của CPL.
  • Chiến dịch ra mắt sản phẩm: Ra mắt sản phẩm thường mất khá nhiều chi phí vào giai đoạn đầu nhưng sau đó sẽ giảm dần khi hình ảnh thương hiệu đã có nhận thức trong khách hàng.
  • Biến động thị trường có thể thay đổi kinh tế và ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng, dẫn đến sự thay đổi trong chi phí bạn cần bỏ ra để tạo ra các khách hàng tiềm năng.

3 cách tối ưu hóa CPL hiệu quả cho doanh nghiệp

Khi giảm chi phí để thu được lead, doanh nghiệp có thể tạo ra một biên lợi nhuận lớn hơn. Dưới đây là ba cách để giúp tối ưu hóa CPL một cách hiệu quả cho doanh nghiệp:

Định hướng vào đối tượng khách hàng mục tiêu

Tập trung vào định hướng chiến dịch quảng cáo vào những nhóm đối tượng cụ thể trong khách hàng tiềm năng sẽ giúp tối ưu hóa chi phí và tăng khả năng chuyển đổi. Một giải pháp là thu hẹp lại đối tượng khách hàng mục tiêu. Nếu doanh nghiệp có một đối tượng khách hàng lớn, doanh nghiệp có thể không đặt được mục tiêu do chưa định hướng đúng với chiến dịch quảng cáo của mình. 

Xem thêm: Chinh phục khách hàng tiềm năng với mô hình RFM

Tạo nội dung phù hợp

Cung cấp nội dung phù hợp với từng đối tượng khách hàng sẽ tăng cơ hội tương tác và chuyển đổi. Không phải các đối tượng khách hàng đều lựa chọn doanh nghiệp. Đối tượng khách hàng của bạn sẽ có khả năng tương tác với nội dung nếu nó phù hợp với nhu cầu của họ. Phân đoạn khách hàng theo đặc điểm và nhu cầu riêng biệt để đưa ra thông điệp phù hợp.

3 cách tối ưu hóa CPL hiệu quả cho doanh nghiệp
3 cách tối ưu hóa CPL hiệu quả cho doanh nghiệp

Sử dụng remarketing

Remarketing là một chiến lược hiệu quả để kích thích khách hàng quay lại và chuyển đổi sau khi họ đã thể hiện sự quan tâm ban đầu. Những quảng cáo này có chi phí rất thấp để chạy và rất hiệu quả. Khi những người này thấy quảng cáo được đánh dấu lại, họ sẽ nghĩ đến việc mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp lần nữa. Điều này giúp tối ưu hóa chi phí khi triển khai CPL mà vẫn đảm bảo hiệu quả quảng cáo.

CPL đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa chi phí và hiệu quả của các chiến dịch marketing. CPL giúp đo lường hiệu quả khách hàng tiềm năng và là công cụ cho kết quả đánh giả hiệu quả các chiến dịch quảng cáo. Doanh nghiệp cần quan sát những tiềm lực hiện có và thị hiếu thị trường để chọn chiến lược cho phù hợp.

liên hệ với gimasys
TÌM HIỂU THÊM
GIẢI PHÁP

Gửi yêu cầu thành công !

Cảm ơn bạn đã kết nối với Gimasys. Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn qua thông tin đăng ký trong thời gian sớm nhất !