Omnichannel là gì? Xu hướng tiếp thị đa kênh toàn diện trong kỷ nguyên số

221
MỤC LỤC

Dưới tác động của kỷ nguyên số, người tiêu dùng không còn giới hạn việc mua sắm trên một kênh duy nhất mà ngày càng đa dạng hóa và thay đổi liên tục. Do đó, Omnichannel trở thành mô hình được nhiều thương hiệu “săn đón”, giúp doanh nghiệp thích nghi với sự thay đổi đó của khách hàng. Vậy Omnichannel là gì? Hãy cùng Gimasys tìm hiểu thêm về mô hình Omnichannel qua bài viết sau.

Khái niệm Omnichannel

Omnichannel (Tiếp thị đa kênh toàn diện) là chiến lược kinh doanh tập trung vào việc tạo ra trải nghiệm nhất quán và liền mạch cho khách hàng khi chuyển đổi giữa các kênh bán hàng trực tuyến (website, SMS, sàn thương mại điện tử,…) và các kênh bán hàng ngoại tuyến (cửa hàng bán lẻ, siêu thị,…). 

Cụ thể hơn, 3 yếu tố chính trong thuật ngữ tiếp thị đa kênh toàn diện gồm:

  • Tiếp thị đa điểm chạm: Tối đa hóa điểm chạm khách hàng thông qua các hình thức tiếp cận đa dạng như chiến dịch quảng cáo, tiếp thị liên kết và email marketing.
  • Bán hàng đa kênh: Đảm bảo sự đồng bộ thông tin của sản phẩm trên tất cả các kênh bán hàng.
  • Quản lý tập trung: Tối ưu hóa quy trình quản lý dữ liệu trên cùng một hệ thống duy nhất.
3 yếu tố chính của Omnichannel
3 yếu tố chính của Omnichannel

Điểm khác biệt giữa Omnichannel marketing và Multichannel marketing

Nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa Omnichannel và Multichannel vì cả hai đều là những chiến lược tiếp thị và bán hàng đa kênh. Tuy nhiên, Omnichannel là phiên bản tối ưu hơn, được phát triển và kế thừa từ mô hình Multichannel. Vì vậy, việc hiểu được sự khác nhau giữa chúng giúp doanh nghiệp tối đa hóa doanh thu trong thời đại 4.0.

So sánh Omnichannel và Multichannel
So sánh Omnichannel và Multichannel

 

Omnichannel marketing Multichannel marketing
Mục tiêu Nâng cao trải nghiệm khách hàng thông qua việc xây dựng sự kết nối giữa các kênh bán hàng lại với nhau. Tối đa hóa khả năng tiếp cận khách hàng và độ nhận diện thương hiệu qua nhiều kênh.
Khả năng tích hợp và liên kết Hệ thống được tích hợp và đồng bộ dữ liệu, giúp doanh nghiệp quản lý hoạt động bán hàng một cách dễ dàng. Các kênh phân phối hoạt động độc lập, chưa được kết nối đồng bộ với nhau.
Khả năng cá nhân hóa Cho phép tạo ra trải nghiệm cá nhân hóa trong thời gian thực dựa vào dữ liệu được phân tích trên hệ thống. Tương tác với khách hàng không được cá nhân hóa.
Tính nhất quán Đảm bảo thông điệp và hình ảnh thương hiệu được truyền tải một cách nhất quán trên tất cả các kênh. Thông điệp và hình ảnh thương hiệu không nhất quán, dễ dẫn đến sự nhầm lẫn cho khách hàng.

4 lợi ích nổi bật mà Omnichannel đem lại cho doanh nghiệp

Omnichannel được xem là chìa khóa để doanh nghiệp thành công trong kỷ nguyên số vì những giá trị tích cực mà nó đem lại. Cụ thể, 4 ưu điểm nổi bật của mô hình này bao gồm:

Tối ưu việc quản lý dữ liệu tập trung

Các doanh nghiệp thường phải quản lý hàng trăm sản phẩm và đơn hàng trên nhiều kênh khác nhau, đồng thời lưu trữ một lượng thông tin khách hàng khổng lồ. Điều này tạo ra thách thức lớn, buộc họ phải đầu tư phân tán vào các hệ thống hoặc sử dụng dịch vụ của bên thứ ba để hỗ trợ quy trình quản lý dữ liệu đã thu thập. 

Nhờ triển khai mô hình Omnichannel, toàn bộ dữ liệu sản phẩm và khách hàng được quản lý tập trung trên một nền tảng duy nhất. Điều này không chỉ giúp đơn giản hóa quy trình quản lý mà còn đảm bảo sự nhất quán trong thông điệp tiếp thị trên tất cả các kênh. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể dễ dàng phân tích, đánh giá hiệu quả tiếp thị và điều chỉnh chiến lược sao cho phù hợp, giúp tối ưu hóa hiệu suất hoạt động.

Nâng cao trải nghiệm khách hàng

Hiện nay, khách hàng không chỉ mua sắm qua các kênh truyền thống mà còn được tự do lựa chọn nền tảng phù hợp với nhu cầu cá nhân. Việc triển khai Omnichannel giúp doanh nghiệp hỗ trợ và tư vấn cho khách hàng kịp thời. Khi đó, họ có thể nhanh chóng đưa ra quyết định mua sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của mình.

Đồng thời, thông qua việc phân tích dữ liệu đa kênh bao gồm nhân khẩu học, tâm lý, hành vi mua sắm, cũng như những mong muốn và nhu cầu của người tiêu dùng, doanh nghiệp có khả năng xây dựng nên bức tranh 360 độ toàn diện về khách hàng. Từ đó, trải nghiệm khách hàng được nâng cao nhờ triển khai đúng các chiến lược và cung cấp những trải nghiệm cá nhân hóa cho khách hàng.

Tăng độ nhận diện cho thương hiệu

Omnichannel giúp doanh nghiệp mở rộng khả năng tiếp cận khách hàng qua nhiều nền tảng khác nhau từ trực tuyến đến ngoại tuyến. Nhờ vậy, độ phủ của thương hiệu được gia tăng, khách hàng có thể liên tục nhìn thấy thông điệp được truyền tải một cách nhất quán. Việc làm này giúp hình ảnh thương hiệu dễ dàng “xâm nhập” vào trí nhớ của khách hàng, từ đó tăng cường nhận thức về doanh nghiệp. 

Bên cạnh đó, Omnichannel còn có khả năng nâng cao sự hài lòng và độ tin cậy của khách hàng bằng cách cung cấp trải nghiệm mua sắm liền mạch. Quá trình đó trải dài từ khi người tiêu dùng nhận biết về sản phẩm, cho đến khi họ mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp. Khi khách hàng có trải nghiệm tích cực, họ sẽ có xu hướng quay lại và giới thiệu sản phẩm với những người xung quanh. Điều này làm tăng uy tín cho doanh nghiệp, giúp giữ chân khách hàng hiện hữu và thu hút khách hàng tiềm năng.

Tăng doanh thu của doanh nghiệp

Mô hình tiếp thị đa kênh làm tăng tỷ lệ chuyển đổi bằng cách mở rộng không gian tiếp cận khách hàng, hạn chế gián đoạn trong quá trình mua sắm, cũng như cá nhân hóa các tương tác với họ. Bên cạnh đó, việc theo dõi và phân tích dữ liệu từ nhiều nền tảng khác nhau giúp doanh nghiệp thiết kế các chiến lược kinh doanh toàn diện, từ đó tối đa hóa doanh số bán hàng và tổng doanh thu của công ty.

Những điều cần lưu ý để triển khai Omnichannel marketing hiệu quả

Việc triển khai mô hình Omnichannel không phải là quá khó để thực hiện nếu doanh nghiệp hình thành được lối tư duy đúng và có sự chuẩn bị kỹ càng. Doanh nghiệp có thể tham khảo những lưu ý sau để tiến hành áp dụng chiến lược này hiệu quả:

Thường xuyên cập nhật xu hướng

Để chiến lược tiếp thị đa kênh phát huy hiệu quả tối đa, doanh nghiệp cần không ngừng cập nhật các xu hướng tiêu dùng mới nhất. Việc kịp thời nắm bắt hành vi và sở thích của khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp tinh chỉnh chiến lược một cách linh hoạt, từ đó tăng khả năng tiếp cận và chuyển đổi khách hàng tiềm năng. 

Hơn hết, khi sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng trở nên khốc liệt, việc nắm bắt và đáp ứng nhanh chóng các xu hướng tiêu dùng là yếu tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Omnichannel marketing, khi được kết hợp phân tích với dữ liệu đa kênh và nghiên cứu thị trường sâu sát, sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định chính xác thay vì chỉ dựa trên sự đo lường cảm tính, từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững trên thị trường. 

Khai thác và sử dụng dữ liệu hiệu quả

Khi khách hàng tương tác với thương hiệu tại kênh bán hàng, hệ thống sẽ tự động lưu lại lịch sử các tương tác đó. Đây chính là nguồn dữ liệu quý giá giúp doanh nghiệp thấu hiểu khách hàng của mình. Tuy nhiên, dữ liệu này chỉ có giá trị khi được phân tích và chuyển thành những thông tin có khả năng hỗ trợ thực hiện hoạt động bán hàng và tiếp thị của doanh nghiệp. Bằng cách kết hợp với hệ thống kết nối và đồng bộ hóa dữ liệu đa kênh NetSuite ERP, doanh nghiệp sẽ có cái nhìn tổng quan và chính xác về khách hàng, từ đó nhanh chóng nắm bắt nhu cầu và nuôi dưỡng khách hàng tốt hơn.

Tìm hiểu thêm: Những điều Doanh nghiệp cần biết về NetSuite ERP

Sử dụng remarketing

Remarketing là một chiến lược hiệu quả để “hồi sinh” những khách hàng tiềm năng đã từng tương tác trên các kênh bán hàng của doanh nghiệp. Khi triển khai các hoạt động remarketing đa kênh, doanh nghiệp thực hiện cá nhân hóa đề xuất sản phẩm cho khách hàng dựa vào lịch sử mua hàng, lịch sử tìm kiếm và các sản phẩm trong giỏ hàng.

Chẳng hạn, đối với những khách hàng đã từng mua sản phẩm A, doanh nghiệp có thể gợi ý sản phẩm B để tạo thành một bộ sản phẩm hoàn chỉnh. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp tăng doanh thu mà còn củng cố lòng trung thành của khách hàng, từ đó xây dựng được mối quan hệ bền vững với họ.

Ưu tiên các kênh bán hàng có hiệu quả cao

Khi chưa gán được mức độ ưu tiên cho các kênh bán hàng, doanh nghiệp sẽ dễ gặp phải tình trạng đầu tư dàn trải và thiếu hiệu quả. Thay vì cố gắng phát triển đồng đều trên tất cả các nền tảng, doanh nghiệp nên tập trung đầu tư vào những kênh phù hợp nhất với đối tượng khách hàng và mục tiêu kinh doanh. Ví dụ, nếu đối tượng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp là những người trẻ tuổi, am hiểu về các thiết bị công nghệ thì các kênh bán hàng trực tuyến sẽ có nhiều tiềm năng để đầu tư hơn.

Để xác định chính xác kênh bán hàng hiệu quả, doanh nghiệp cần phân tích kỹ lưỡng dữ liệu thực tế về hành vi mua sắm của khách hàng. Đồng thời, việc theo dõi và đánh giá thường xuyên hiệu quả của từng kênh cũng vô cùng quan trọng, đặc biệt là khi thói quen mua sắm của người tiêu dùng luôn thay đổi theo thời gian.

Ví dụ: Ông lớn ngành mỹ phẩm Sephora là một minh chứng tiêu biểu khi thành công triển khai mô hình Omnichannel trong hoạt động bán hàng của mình. 

Sephora thành công xây dựng Omnichannel
Sephora thành công xây dựng Omnichannel

Thương hiệu này tạo ra trải nghiệm mua sắm liền mạch và cá nhân hóa bằng cách kết nối thế giới trực tuyến và ngoại tuyến. Cụ thể, ngoài việc được tham gia các buổi workshop làm đẹp, khách hàng có thể truy cập vào tài khoản “Beauty Bag” tại cửa hàng Sephora để khám phá và thử nghiệm ảo sản phẩm trước khi quyết định mua hàng. Tính năng này giúp khách hàng dễ dàng tìm thấy sản phẩm phù hợp, rút ngắn quá trình mua sắm, từ đó nâng cao sự hài lòng của người tiêu dùng.

Trong thời đại công nghệ 4.0, hành vi mua sắm của người tiêu dùng ngày càng đa dạng và phức tạp. Omnichannel cung cấp giải pháp toàn diện cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp nâng cao trải nghiệm mua sắm của khách hàng một cách liền mạch và đồng bộ trên mọi kênh từ trực tuyến đến ngoại tuyến, từ đó kịp thời đáp ứng những nhu cầu liên tục thay đổi của người tiêu dùng và gia tăng lòng trung thành của họ.

liên hệ với gimasys

Gửi yêu cầu thành công !

Cảm ơn bạn đã kết nối với Gimasys. Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn qua thông tin đăng ký trong thời gian sớm nhất !