Quy mô thị trường (market size) giúp doanh nghiệp có thể xây dựng những chiến lược kinh doanh phù hợp. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, việc xác định market size hỗ trợ doanh nghiệp xác định đúng đối tượng khách hàng và thúc đẩy tăng trưởng. Vậy làm sao để nghiên cứu thị trường một cách chuẩn xác, hiệu quả và tiết kiệm thời gian. Trong bài viết này, Gimasys sẽ cung cấp một cái nhìn sâu sắc và giúp hiểu rõ hơn thị trường mục tiêu.
Quy mô thị trường là gì?
Quy mô thị trường cần được doanh nghiệp đo lường để đưa ra đánh giá về thị trường. Việc tính toán này cũng giúp doanh nghiệp xác định thị phần tiềm năng hoặc số lượng khách hàng thương hiệu có thể nhắm tới để phát triển.
Định nghĩa
Quy mô thị trường (Market Size) còn được gọi là dung lượng thị trường. Đây là tổng số khách hàng tiềm năng cho sản phẩm, dịch vụ hoặc tối đa tổng số lượng khách hàng trong một lĩnh vực kinh doanh. Từ đó xác định lợi nhuận mà các giao dịch này mang lại. Doanh nghiệp có thể đo lường hàng năm hoặc trong một khoảng thời gian nhất định qua ba tiêu chí: đơn vị, giá trị, thị phần. Trong đó:
- Đơn vị (Units): Tổng số sản phẩm và khách hàng trong thị trường.
- Giá trị (Value): Tổng giá trị của sản phẩm hoặc khách hàng trong thị trường.
- Thị phần (Market Share): Tỷ lệ phần trăm sản phẩm được bán ra và khách hàng mà một tổ chức cụ thể thu hút được.
Sau khi doanh nghiệp xác định được quy mô thị trường có thể ước tính tổng lượng hàng hóa bán ra hoặc số lượng khách hàng mua hàng. Điều này hỗ trợ các nhà kinh doanh xác định doanh thu tiềm năng mà doanh nghiệp có thể đạt được. Từ đó, doanh nghiệp có thể dự báo số lượng hoặc sản lượng sản phẩm và dịch vụ cần sản xuất để tối ưu hóa hoạt động kinh doanh.
Phân loại quy mô thị trường
Để phân loại quy mô thị trường, doanh nghiệp có thể phân biệt theo độ lớn của thị trường hoặc chia theo khả năng tiếp cận. Quy mô thị trường có ba loại chính theo kích cỡ: lớn, nhỏ, trung bình.
Phân loại quy mô thị trường
- Thị trường lớn có sự tham gia và số lượng giao dịch lớn, thường tập trung vào các sản phẩm thiết yếu và có mức độ cạnh tranh cao, tuy nhiên cũng có tiềm năng phát triển lớn.
- Thị trường trung bình tương tự như thị trường lớn về khả năng cạnh tranh và phát triển, có lượng người tham gia và giao dịch có quy mô vừa phải.
- Thị trường nhỏ, hay thị trường ngách, có số lượng giao dịch và sản phẩm, dịch vụ giao dịch ở mức thấp, thường chứa các sản phẩm đặc biệt. Lợi nhuận của thị trường này đến từ những sản phẩm ít cạnh tranh vị vậy giá trị không đủ lớn để doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển.
Các chuyên gia marketing phân loại thị trường dựa trên khả năng tiếp cận thành ba loại chính: TAM, SAM và SOM.
- TAM (Total Addressable Market) biểu thị tổng nhu cầu cho sản phẩm hoặc dịch vụ, toàn bộ thị trường mà doanh nghiệp nhắm tới.
- Serviceable Available Market (SAM) là phạm vi thực sự để một doanh nghiệp phục vụ và chiếm lĩnh được.
- SOM (Serviceable Obtainable Market) là thị phần thực tế mà doanh nghiệp đang nắm giữ được. Ba chỉ số này cùng giúp doanh nghiệp định vị thị trường tiềm năng, xác định cơ hội và đối thủ cạnh tranh, và phát triển chiến lược kinh doanh hiệu quả.
Đọc thêm: Cơ hội thị trường là gì? Các phương pháp nắm bắt cơ hội thị trường hiện nay
Sự khác nhau giữa Market size (quy mô thị trường) và Market Value (giá trị thị trường)
Cả quy mô thị trường và giá trị thị trường đều là các thước đo quan trọng trong kế hoạch kinh doanh.
Sự khác nhau giữa Market size (quy mô thị trường) và Market Value (giá trị thị trường)
- Quy mô thị trường xác định số lượng khách hàng mà doanh nghiệp có thể thu hút trong một khoảng thời gian nhất định và doanh thu kỳ vọng từ cơ sở khách hàng giả định này.
- Giá trị thị trường (hay “định giá thị trường mở”) là giá trị của một tài sản, một tổ chức nào đó trên bàn cân tài chính. Để tính toán giá trị thị trường, ta nhân số lượng cổ phiếu đang lưu hành với giá cổ phiếu hiện tại. Giá trị thị trường giúp đánh giá ước tính số tiền có thể được sinh ra từ hoạt động kinh doanh của tổ chức hoặc doanh nghiệp.
Tầm quan trọng của quy mô thị trường với doanh nghiệp
Việc hiểu về quy mô thị trường là rất quan trọng đối với các doanh nghiệp và các chủ doanh nghiệp vì nhiều lý do. Dưới đây là những lý do cho thấy tầm quan trọng của việc xác định market size.
Cân nhắc thị trường
Đầu tiên, quy mô thị trường cung cấp thông tin chi tiết về tiềm năng phát triển của các thị trường hiện tại và thị trường mới. Nếu một doanh nghiệp nhận thấy sự suy giảm trong doanh số bán hàng tại một thị trường hiện tại, việc hiểu về quy mô của thị trường này giúp xác định xem có nên tiếp tục đầu tư không. Đối với những dự án mới, việc nghiên cứu có thể cho biết những đặc điểm của thị trường để doanh nghiệp chủ động có những cân nhắc, hiệu chỉnh phù hợp.
Đưa ra quyết định
Việc hiểu rõ về quy mô thị trường đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra các quyết định chiến lược. Đánh giá quy mô thị trường tiềm năng giúp các doanh nghiệp dựa trên dữ liệu để giảm thiểu rủi ro và tối ưu hóa lợi nhuận từ các khoản đầu tư. Vì nó cũng giúp tìm những kênh phân phối phù hợp để doanh nghiệp hoạch định chiến lược.
Thu hút đầu tư
Quy mô thị trường cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút đầu tư. Cụ thể, nó giúp đưa ra tiềm lực, thể hiện khả năng nắm bắt thị trường và biểu hiện tốt trước các nhà đầu tư. Từ đó dễ dàng hơn trong việc thu hút vốn đầu tư hiệu quả hoặc bệ phóng mắt sản phẩm mới.
Các bước chuẩn để xác định quy mô thị trường
Để xác định chính xác quy mô thị trường, các doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau. Các phương pháp này cung cấp thông tin cần thiết để các doanh nghiệp phát triển các chiến lược, phân bổ tài nguyên một cách hiệu quả và định vị mình như thế nào để cạnh tranh trên thị trường. Để đánh giá kích thước thị trường các cách xác định quy mô chuẩn xác gồm:
- Phương pháp định kích thước thị trường: Những quy trình này giúp công ty sử dụng dữ liệu để đánh giá kích thước thị trường. Đây là phương pháp đơn giản để định kích thước thị trường của doanh nghiệp.
- Phương pháp từ trên xuống: Phương pháp này bắt đầu bằng cách nhìn vào thị trường tổng thể, sau đó làm rõ để có được kích thước thị trường chính xác.
- Phương pháp từ dưới lên: Phương pháp từ dưới lên là ngược lại hoàn toàn – bắt đầu từ nhỏ và đi ra ngoài. Doanh nghiệp xác định số lượng đơn vị mong đợi bán rồi xem xét xem bao nhiêu lần mua từ từng người mua hàng rồi cuối cùng là giá bình quân trên mỗi đơn vị.
- Phân tích đối thủ cạnh tranh: sử dụng các dữ liệu về doanh số bán hàng, thị phần, tỷ lệ tăng trưởng của các đối thủ trong thị trường để xác định quy mô thị trường.
- Định vị trên thị trường: sử dụng dữ liệu về vị trí thị trường của sản phẩm, dịch vụ hoặc doanh nghiệp để đánh giá quy mô thị trường. Các công cụ như ma trận BCG, ma trận Ansoff, ma trận McKinsey thường được áp dụng để phân loại sản phẩm, dịch vụ hoặc doanh nghiệp dựa trên thị phần, tốc độ tăng trưởng và mức độ cạnh tranh.
Bài viết đã thảo luận về sự quan trọng của việc xác định chính xác quy mô thị trường và các phương pháp điều này. Việc cân nhắc các quy mô này là cơ hội để doanh nghiệp có thể đưa ra chiến lược cho phù hợp với doanh nghiệp của mình. Am hiểu về thị trường sau sắc, bao gồm khách hàng và đối thủ, sẽ giúp doanh nghiệp cải thiện và tăng cường vị thế cạnh tranh của mình.