[Update] 4 Xu hướng chuyển đổi số trong ngành sản xuất

146
MỤC LỤC

Trải qua nhiều biến động từ đại dịch, suy thoái kinh tế,…các doanh nghiệp sản xuất không ngừng cập nhật các xu hướng chuyển đổi để vực dậy sau nhiều tác động từ thị trường. Các xu hướng chuyển đổi số là mối quan tâm hàng đầu của đa số các công ty sản xuất kinh doanh trong thời điểm hiện tại. Cùng Gimasys tìm hiểu 4 xu hướng chuyển đổi số trong ngành sản xuất để nắm bắt các cơ hội kinh doanh trong tương lai. 

Lợi ích của chuyển đổi số trong ngành sản xuất

Lợi ích chuyển đổi số ngành sản xuất
Lợi ích chuyển đổi số ngành sản xuất

Tăng cường hiệu quả sản xuất, kinh doanh

Khi doanh nghiệp sản xuất có được một chiến lược chuyển đổi số toàn diện với lộ trình đúng đắn và hợp lý sẽ đem tới năng suất đáng kể cho cả quy trình sản xuất và kinh doanh. Các quy trình sẽ được hợp lý hoá, áp dụng những công nghệ dựa trên dữ liệu để cải thiện khả năng đưa ra quyết định, giảm thiểu thời gian “chết”. Đặc biệt, đối với quá trình sản xuất, các lỗi sẽ được giảm thiểu đáng kể, hoặc chí ít là giảm thiểu thời gian sửa chữa. 

Giảm chi phí

Giảm thiểu chi phí là một trong những mục tiêu mà chuyển đổi số hướng tới. Việc có được dữ liệu một cách toàn diện, nắm được các vấn đề thông qua các công nghệ hiện đại, các nhà sản xuất có thể đưa ra những quyết định đúng đắn dựa trên dữ liệu. Các rủi ro và chi phí không cần thiết sẽ được loại trừ. 

Bên cạnh đó, tự động hoá và tối ưu hoá quy trình sẽ giảm thiểu chi phí nhân sự, vận hành. Thay vì sử dụng những thao tác thủ công tốn thời gian, các máy móc, thiết bị và công nghệ sẽ xử lý một cách nhanh chóng. 

Linh hoạt, Đổi mới

Sáng tạo, đổi mới, linh hoạt là những chủ trương cơ bản của hoạt động chuyển đổi số. Các kiến thức về công nghệ mới sẽ thúc đẩy hệ thống nhân sự đang có phần trì trệ khi hoạt động một cách thủ công, đem đến môi trường hoạt động hiện đại hoá. Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ sẽ kết nối, chia sẻ thông tin dễ dàng, liên kết các phòng ban để tạo ra những ý tưởng lớn.

Các nhà cung cấp giải pháp công nghệ hiện nay có thể cung cấp các giải pháp tùy chỉnh. Nó phù hợp với từng quy mô của doanh nghiệp, duy trì hiệu quả và tạo ra các lợi thế cạnh tranh so với đối thủ trên thị trường. 

An toàn

Hiện nay, các thiết bị số như cảm biến an toàn được sử dụng phổ biến tại khu vực sản xuất, đảm bảo tính an toàn, cảnh báo nguy hiểm cho các công nhân sản xuất. Đối với kinh doanh, các dữ liệu phục vụ hoạt động này được lưu trữ an toàn trên các hệ thống bảo mật tối ưu. 

Có thể thấy, chuyển đổi số ngành sản xuất không chỉ dừng lại ở việc tăng năng suất và giảm chi phí, nó còn tạo ra một thế hệ lao động với sự thay đổi về tư duy và cách làm việc. Với những lợi ích này, chuyển đổi số ngày càng chứng minh được vai trò của mình trong việc tăng trưởng doanh nghiệp.

Đọc thêm:

4 Xu hướng chuyển đổi số ngành sản xuất

Vai trò của chuyển đổi số với ngành sản xuất là vô cùng quan trọng trong hiện tại. Các nhà quản trị cần làm gì trong thế giới mới đang thay đổi? Trước hết, hãy cùng xem xét 4 xu hướng chuyển đổi số dưới đây.  

Tối ưu hoá quy trình vận hành

Trải qua 6 tháng đầu năm 2023, các doanh nghiệp đang đứng trước sự chuyển biến rõ rệt của nền kinh tế. Các dự báo về suy thoái đã bắt đầu thể hiện tính đúng đắn của nó. Chính vì vậy, việc ưu tiên tối ưu hoá vận hành được các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp ngành sản xuất nói riêng đưa lên hàng đầu. Các doanh nghiệp sản xuất liên tục cải tiến quy trình để hướng tới mục tiêu tạo ra lượng sản phẩm lớn nhất, chất lượng nhất với chi phí và nguyên liệu đầu vào thấp nhất. 

Xu hướng cá nhân hoá

Cá nhân hoá không còn là một khái niệm mới, tuy nhiên, khi thế giới ngày càng phát triển con người ngày càng đề cao các sản phẩm, dịch vụ được cá nhân hoá hơn. Các phản hồi từ khách hàng là nguồn đầu vào tốt nhất để cải thiện sản phẩm, dịch vụ đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Công nghệ đột phá trong thời đại mới cũng được ứng dụng một cách mạnh mẽ trong các hoạt động chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp ngành sản xuất.

Xu hướng xanh và bền vững

Vấn đề môi trường hiện vẫn đang nhức nhối trong hiện tại. Mặc dù, mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp vẫn là lợi nhuận, nhưng để có thể phát triển một cách bền vững, doanh nghiệp cần quan tâm nhiều hơn nữa đến tình trạng môi trường hiện tại. Xây dựng những chiến lược hỗ trợ mục tiêu phát triển bền vững (SDG) thông qua việc khai thác sản xuất hiệu quả, đảm bảo các khía cạnh xã hội sẽ là cách để giúp các doanh nghiệp phát triển bứt phá trên đường đua chuyển đổi số. 

Công nghệ tiên tiến hỗ trợ 

Nhắc đến chuyển đổi số thì công nghệ chính là yếu tố cốt yếu để hoàn thiện quá trình này. Công nghệ thông minh ngày nay càng phổ biến hơn và trở thành xu hướng tất yếu cho các doanh nghiệp sản xuất. Các công nghệ thông minh như: AI, học máy,…vẫn là những xu hướng quan trọng mà nhiều nhà quản trị cần lưu ý để có những bước bứt phá trong thời gian tới. Việc lựa chọn một công nghệ phù hợp với quy mô, tính chất doanh nghiệp là điều vô cùng cần thiết để chúng phát huy tối đa sức mạnh trong hành trình “vượt sóng” của doanh nghiệp trong tương lai.

Thế giới liên tục thay đổi, các xu hướng cũng không ngừng chuyển dịch, các nhà sản xuất cần liên tục cập nhật các công nghệ và xu hướng mới để tạo dựng sự khác biệt cho doanh nghiệp mình. 

liên hệ với gimasys

Gửi yêu cầu thành công !

Cảm ơn bạn đã kết nối với Gimasys. Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn qua thông tin đăng ký trong thời gian sớm nhất !