5 Xu hướng mới nhất khi ứng dụng kết nối API-led

481
MỤC LỤC

Trong bối cảnh số hóa nhanh chóng, kết nối dựa trên API-led nổi lên như một giải pháp quan trọng cho chiến lược CNTT và chuyển đổi số. Kết nối API-led tích hợp liền mạch các sản phẩm, dịch vụ trong doanh nghiệp tới khách hàng. Để biết những xu hướng kết nối API-led nào giúp cải thiện quy trình làm việc, cải thiện hiệu suất trong doanh nghiệp như thế nào, hãy cùng Gimasys tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

API-led là gì?

API-ledmột phương pháp để kết nối dữ liệu với các ứng dụng thông qua các API. Các API này được phát triển để đóng một vai trò cụ thể: mở khóa dữ liệu từ hệ thống, tổng hợp dữ liệu thành các quy trình hoặc cung cấp trải nghiệm.  

API-led cho phép các hệ thống phần mềm kết nối và chia sẻ dữ liệu một cách liền mạch
API-led cho phép các hệ thống phần mềm kết nối và chia sẻ dữ liệu một cách liền mạch

API-led tác động lớn lên cách doanh nghiệp vận hành. Nhiều tổ chức, doanh nghiệp đã áp dụng API để tạo ra một hệ sinh thái API nhưng thiếu tính liên kết, thiếu một chiến lược tổng thể. Điều này dẫn đến việc khó mở rộng các hệ thống trong tương lai, khó bảo trì. Kết nối dựa trên API-led có tính ổn định, tạo ra một hệ thống linh hoạt và cho phép doanh nghiệp dễ dàng triển khai các mô hình kinh doanh mới. 

 MuleSoft – Nền tảng tích hợp #1 cho doanh nghiệp

Tại sao doanh nghiệp cần triển khai API-led?

Tăng cường khả năng tích hợp và kết nối

API cho phép các hệ thống phần mềm kết nối và chia sẻ dữ liệu một cách liền mạch. Điều này có ý nghĩa quan trọng bởi khi nhiều ứng dụng, phần mềm cùng vận hành, API sẽ điều phối giúp chúng hoạt động cùng nhau một cách hiệu quả.

Tăng tính linh hoạt

Kết nối dựa trên API giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng thực hiện thay đổi đối với hệ thống mà không làm gián đoạn toàn bộ cơ sở hạ tầng CNTT. Sự linh hoạt này là cần thiết khi doanh nghiệp luôn phải nhanh chóng thay đổi, cải tiến để bắt kịp những thay đổi của thị trường.

Cải thiện trải nghiệm khách hàng

API cải thiện đáng kể trải nghiệm của khách hàng, hệ thống cho phép tương tác mượt mà hơn giữa các ứng dụng của doanh nghiệp và các nền tảng mạng xã hội hoặc trang thương mại điện tử. Từ đó xây dựng một hành trình khách hàng tích hợp và thân thiện hơn.

Tạo điều kiện cho đổi mới 

Với API, doanh nghiệp có thể dễ dàng thử nghiệm với công nghệ và phương pháp mới. Họ có thể kiểm tra ý tưởng mới một cách có kiểm soát và ít tốn tài nguyên hơn, đưa doanh nghiệp vươn lên dẫn đầu trong tiến bộ công nghệ.

Khả năng mở rộng

API cho phép doanh nghiệp mở rộng hoạt động của mình một cách hiệu quả hơn. Khi doanh nghiệp phát triển, API có thể giúp tăng khả quản lý mà không cần thực hiện thay đổi lớn nào đối với các hệ thống cơ bản.

API-led có khả năng liên kết và mở rộng
API-led có khả năng liên kết và mở rộng

Hiệu quả chi phí 

Bằng cách cho phép tích hợp hiệu quả hơn và giảm nhu cầu về mã hóa tùy chỉnh, phương pháp tiếp cận dựa trên API-led có thể tiết kiệm chi phí đáng kể, cả về thời gian phát triển và bảo trì.

Phân tích dữ liệu và insights 

API-led thu thập và phân tích dữ liệu từ nhiều nguồn. Dữ liệu này có thể cung cấp cái nhìn sâu sắc vào hành vi khách hàng, hiệu quả hoạt động, và các chỉ số kinh doanh quan trọng khác.

Bảo mật 

API-led được triển khai tốt có thể tăng cường bảo mật bằng các phương pháp truy cập dữ liệu nhất quán và được kiểm soát. Chúng cũng giúp dễ dàng tuân thủ các yêu cầu quy định khác nhau bằng cách tập trung truy cập và kiểm soát dữ liệu.

Triển khai phương pháp tiếp cận dựa trên API-led giúp doanh nghiệp trở nên linh hoạt, hiệu quả, đồng thời cải thiện trải nghiệm của khách hàng, duy trì mức độ bảo mật và tuân thủ cao.

5 Xu hướng đáng chú ý với kết nối API-led

Kiến trúc lưới dịch vụ

Kiến trúc lưới dịch vụ là xu hướng dẫn đầu trong kết nối API-led. Nó cho phép các nhà phát triển tập trung vào việc tăng thêm giá trị kinh doanh thay vì mã hóa logic giao tiếp.

Việc kết nối giữa các dịch vụ có thể làm quá tải hệ thống khi nhiều dịch vụ cùng cạnh tranh để giành quyền truy cập. Lưới Dịch Vụ khắc phục vấn đề này bằng cách trừu tượng hóa giao tiếp từ từng dịch vụ riêng lẻ đến một lớp trong ứng dụng. Trong lớp này có khái niệm về Proxy. Các proxy này định tuyến các yêu cầu giữa các dịch vụ và tối ưu hóa cách thức hoạt động của từng dịch vụ trong hệ sinh thái ứng dụng. 

Kiến trúc lưới dịch vụ giúp ứng dụng có khả năng phục hồi tốt hơn trước thời gian ngừng hoạt động vì proxy có thể định tuyến lại các yêu cầu. Phương pháp này đem lại những lợi ích cho doanh nghiệp bao gồm:

Hệ thống có khả năng phục hồi tốt hơn trước thời gian ngừng hoạt động. Trong kiến ​​trúc ứng dụng truyền thống, lỗi ở một dịch vụ thường dẫn tới ảnh hưởng các phần khác của hệ thống. Lưới dịch vụ có thể định tuyến lại các yêu cầu để tránh lỗi và thời gian ngừng hoạt động không cần thiết.

Kết nối API-led
Kết nối API-led

Tự động hóa quy trình bằng robot

API-led giúp tự động hóa quy trình bằng robot (RPA), bộ phận CNTT giảm bớt được các quy trình nhỏ lẻ và lặp đi lặp lại, tối ưu hiệu suất làm việc. RPA bao gồm các “robot” hoặc “bot” có khả năng thu thập dữ liệu, phân tích, thao tác và kích hoạt phản hồi cho các dịch vụ khác. RPA có xu hướng nhất quán hơn AI trong tác động đối với trải nghiệm của khách hàng và quy trình nội bộ.

Chuyển đổi từ mô hình CoE sang C4E

Kích hoạt khả năng mở rộng của doanh nghiệp là chìa khóa để doanh nghiệp duy trì tính cạnh tranh và linh hoạt. Trung tâm hỗ trợ API (C4E) cho phép bất kỳ đơn vị, phòng ban hoặc nhóm dự án nào truy cập nhanh chóng thông tin cần thiết trong quá trình phát triển. Thay vì chỉ tập trung các nguồn lực, C4E chịu trách nhiệm tiếp cận và liên hệ trực tiếp với các bộ phận kinh doanh để xây dựng và thúc đẩy việc áp dụng API trong toàn tổ chức và đảm bảo rằng API phù hợp với quy trình công việc hiện có.

Chiến lược này phân cấp việc quản lý các nguồn dữ liệu và dịch vụ bằng cách trao quyền cho các nhóm riêng lẻ tận dụng API thay vì gộp trách nhiệm quản lý chúng vào một nhóm CoE duy nhất. 

Kiến trúc hướng sự kiện trong kết nối API-Led

API-led là công cụ có khả năng chia sẻ thông tin giữa các hệ thống. Bắt đầu với quy mô nhỏ hệ thống nhanh chóng phát triển thành một giải pháp mạnh mẽ để hỗ trợ giao tiếp.

Kiến trúc hướng sự kiện giúp mở rộng quy mô hệ thống để tránh tình trạng quá tải. Kiến trúc hướng sự kiện sử dụng các sự kiện làm yếu tố kích hoạt nhằm thúc đẩy liên lạc giữa các dịch vụ, giúp giảm số lượng lệnh gọi API mà tổ chức cần từ đó tiết kiệm băng thông, tính toán và lưu trữ.

Phương pháp tiếp cận API-led 

Cách tiếp cận ưu tiên API-led giúp rút ngắn thời gian đưa các dự án ra thị trường và giảm chi phí thông qua việc tái sử dụng API. Với phương pháp này, API sẽ được phát triển đầu tiên, những ứng dụng sau đó được phát triển dựa trên API đầu tiên này. 

Tổng kết

Khả năng kết nối của API-led là yếu tố quan trọng để giúp doanh nghiệp cải thiện quy trình vận hành. Giải pháp này đặc biệt cần thiết đối với các tổ chức muốn xử lý các trường hợp sử dụng nhiều dữ liệu trong IoTtrí tuệ nhân tạo.

Doanh nghiệp cũng phải nắm bắt các kiến ​​trúc phần mềm mới có thể hỗ trợ tăng trưởng nhanh chóng. Năm xu hướng này sẽ tiếp tục định hình cách các doanh nghiệp bắt kịp với nhu cầu thay đổi liên tục của khách hàng. 

liên hệ với gimasys

Gửi yêu cầu thành công !

Cảm ơn bạn đã kết nối với Gimasys. Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn qua thông tin đăng ký trong thời gian sớm nhất !