Giữa bối cảnh thị trường nhiều biến động, supply chain (chuỗi cung ứng) và các yếu tố liên quan đến SCM (quản trị chuỗi cung ứng) dần trở thành mối quan tâm hàng đầu của hơn 90% CEO trên thế giới. Khi thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, yếu tố này tác động lớn đến việc chiếm lĩnh thị trường của doanh nghiệp và sự tín nhiệm trong lòng khách hàng.
Cùng Gimasys tìm hiểu về chuỗi cung ứng, quản trị chuỗi cung ứng và những thông tin liên quan đến Chuỗi cung ứng kỹ thuật số trong tương lai thông qua bài viết này!
Chuỗi cung ứng và vai trò của SCM trong doanh nghiệp
Chuỗi cung ứng là gì?
Chuỗi cung ứng (Supply Chain) là một hệ thống bao gồm các tổ chức, thông tin, con người và nguồn lực liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến quá trình sản xuất đến khi cung cấp sản phẩm đến tay người dùng cuối cùng.
Chuỗi cung ứng thường bao gồm nhiều các đối tác kinh doanh và các bên liên quan khác nhau như nhà cung cấp nguyên liệu, nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ và khách hàng. Các bên liên quan cần phối hợp làm việc cùng nhau để đảm bảo rằng sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp được cung cấp một cách có quy trình và đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách trọn vẹn nhất.
Quản trị chuỗi cung ứng
Quản trị chuỗi cung ứng (Supply chain management – SCM) là quá trình quản lý và điều phối các hoạt động liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa/ dịch vụ từ nguồn cung cấp đến người tiêu dùng cuối cùng.
Quản trị chuỗi cung ứng thường bao gồm các hoạt động của doanh nghiệp liên quan đến: cơ sở vật chất, hàng tồn kho, vận tải (logistics), quản trị thông tin, quản trị nguồn, quản trị giá. Đa số thường bị nhầm lẫn giữa logistics và quản trị chuỗi cung ứng, cụ thể logistics chỉ là một phần công việc trong quản trị chuỗi cung ứng.
Bản chất của quản trị chuỗi cung ứng là cân bằng cung cầu bên trong doanh nghiệp và kiểm soát mối quan hệ đó với các đối tác và khách hàng.
Quản trị chuỗi cung ứng tốt, doanh nghiệp không những đạt được lợi nhuận cao, mà còn có thể vượt xa các đối thủ cạnh tranh trong ngành và ngày càng phát triển bền vững.
Tại sao quản trị chuỗi cung ứng lại quan trọng?
Quản trị chuỗi cung ứng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm/ dịch vụ và trải nghiệm của khách hàng, nói cách khác việc này sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty một cách tổng thể. Cách một công ty quản lý chuỗi cung ứng như thế nào rất quan trọng vì nó có thể giúp tăng hiệu quả và giảm chi phí hoạt động của công ty.
Quản trị tốt chuỗi cung ứng mang lại nhiều lợi thế cho doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh.
Chất lượng sản phẩm tốt hơn
Doanh nghiệp quản lý chuỗi cung ứng (supply chain) bao gồm việc kiểm soát quy trình sản xuất, nói cách khác tối ưu hóa quá trình tạo ra sản phẩm và dòng chảy từ nguồn nguyên liệu thô đến thành hình và giao cho khách hàng.
Việc này có thể hỗ trợ doanh nghiệp trong việc cải thiện chất lượng sản phẩm. Bằng cách giám sát chuỗi cung ứng ở mọi giai đoạn, doanh nghiệp có thể xác định và kịp thời đưa ra giải pháp cho những vấn đề liên quan đến sản phẩm.
Điều này làm giảm nguy cơ sản phẩm gặp trục trặc và thu hồi sản phẩm, từ đó, bảo vệ tốt hơn danh tiếng của thương hiệu.
Cải thiện sự hài lòng của khách hàng
Sự quản lý toàn diện giúp doanh nghiệp luôn theo sát được với tình hình hoạt động hiện tại.
Cụ thể, quản lý chuỗi cung ứng tốt giúp doanh nghiệp nắm bắt được tình hình thực tế, trong một số trường hợp có thể tránh được tình trạng thiếu hụt hàng tồn kho. Từ đó, doanh nghiệp mang đến những trải nghiệm tốt hơn, phục vụ khách hàng nhanh chóng với những loại hàng hóa mà khách hàng có nhu cầu.
Xác định vấn đề nhanh hơn
Với SCM, mọi giai đoạn của chuỗi cung ứng đều được kết nối với nhau. Giả sử, nếu xuất hiện vấn đề, doanh nghiệp có thể nhanh chóng được giải quyết.
Thông qua hoạt động quản trị, doanh nghiệp có khả năng cộng tác tốt hơn với các đối tác liên quan trên toàn chuỗi cung ứng, từ đó các vấn đề có thể được xác định và giải quyết một cách nhanh chóng.
>> Tìm hiểu thêm về: Nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp với giải pháp quản lý Chuỗi cung ứng bán lẻ
Chuỗi cung ứng kỹ thuật số: Xu hướng dẫn đầu trong tương lai
Ngày nay việc quản lý chuỗi cung ứng dần tập trung vào việc quản lý dữ liệu, sản phẩm/ dịch vụ với sự hỗ trợ của các giải pháp công nghệ. Việc áp dụng công nghệ vào chuỗi cung ứng thường được biết đến như Chuỗi cung ứng kỹ thuật số.
Chuỗi cung ứng kỹ thuật số
Đây là một cách tiếp cận hiện đại, dựa trên công nghệ để quản lý dòng hàng hóa, thông tin và tài chính trên toàn bộ mạng lưới chuỗi cung ứng.
Chuỗi cung ứng truyền thống thường xem xét từng giai đoạn theo cách tuyến tính và đôi khi bị hạn chế do thiếu sự tích hợp giữa các phần. Trong khi đó, chuỗi cung ứng số nhìn nhận chuỗi cung ứng như một mạng lưới toàn diện.
Điều này giúp doanh nghiệp phản ứng với các vấn đề một cách nhanh chóng trong thời gian thực, thay vì phải chờ từng phần hoàn thành trước khi chuyển giao.
Không giống như chuỗi cung ứng truyền thống phụ thuộc phần nhiều vào quy trình thủ công và giấy tờ, chuỗi cung ứng kỹ thuật số tận dụng các công nghệ để tối ưu hóa và hợp lý hóa mọi khía cạnh của chuỗi cung ứng.
Trong bối cảnh công nghệ ngày càng phát triển, các xu hướng mới trong quản trị chuỗi cung ứng đang định hình tương lai ngành công nghiệp này. Để dẫn đầu trong thời đại mới, các doanh nghiệp cần nhanh chóng thích nghi và áp dụng công nghệ vào quản trị chuỗi cung ứng, biến thách thức thành cơ hội phát triển bền vững.
Lợi ích của chuỗi cung ứng kỹ thuật số
Khác với chuỗi cung ứng truyền thống thường bị phân mảnh và thiếu sự liên kết, chuỗi cung ứng kỹ thuật số dựa trên công nghệ hiện đại để tích hợp mọi giai đoạn trong một mạng lưới toàn diện. Những công nghệ như điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo (AI), blockchain, và IoT đang được áp dụng để tối ưu hóa từng bước trong chuỗi cung ứng.
Một số lợi ích của chuỗi cung ứng kỹ thuật số có thể được kể đến như:
- Ra quyết định nhanh chóng hơn: Dựa vào dữ liệu thời gian thực, doanh nghiệp có thể phản ứng linh hoạt trước các vấn đề như gián đoạn nguồn cung.
- Tăng cường sự minh bạch: Blockchain giúp theo dõi và quản lý toàn bộ dòng chảy hàng hóa và thông tin, từ nguồn nguyên liệu đến sản phẩm cuối cùng.
Ngoài ra, các xu hướng khác như chuỗi cung ứng xanh đang được đẩy mạnh, với việc sử dụng nguyên liệu thân thiện môi trường và tối ưu hóa vận chuyển để giảm khí thải. Đồng thời, chuỗi cung ứng tuần hoàn giúp tái chế tài nguyên hiệu quả, hướng đến sự bền vững lâu dài.
Giải pháp Salesforce SCM: Công cụ tối ưu cho doanh nghiệp hiện đại
Với Salesforce cung cấp các giải pháp SCM kỹ thuật số tích hợp mạnh mẽ được tùy biến và triển khai bởi Gimasys, doanh nghiệp có thể:
- Tích hợp CRM và SCM: Salesforce kết nối dữ liệu khách hàng và chuỗi cung ứng, từ đó cải thiện dịch vụ và đáp ứng nhanh chóng nhu cầu thị trường.
- Quản lý chuỗi cung ứng thông minh: Sử dụng AI và dữ liệu lớn (Big Data) để phân tích, dự đoán xu hướng, và tối ưu hóa toàn bộ quy trình.
- Tăng hiệu suất hợp tác: Với nền tảng điện toán đám mây, Salesforce cho phép các bên liên quan giao tiếp hiệu quả và phối hợp nhanh chóng, ngay cả trong các chuỗi cung ứng phức tạp.
Tổng kết
Supply chain hay quản trị chuỗi cung ứng, đặc biệt với xu hướng kỹ thuật số, là yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu suất, tối ưu hóa quy trình và gia tăng lợi thế cạnh tranh.
Sự tích hợp công nghệ hiện đại như Salesforce SCM không chỉ cải thiện khả năng phản ứng nhanh với biến động mà còn thúc đẩy sự bền vững lâu dài. Doanh nghiệp cần nhanh chóng áp dụng các giải pháp phù hợp để tận dụng tối đa tiềm năng của chuỗi cung ứng kỹ thuật số trong bối cảnh thị trường không ngừng thay đổi.