DLP là gì? Các bước triển khai Data Loss Prevention

1236
MỤC LỤC

Trong thế giới dữ liệu trở thành một tài nguyên vô cùng quý giá đối với mọi doanh nghiệp. Những vụ việc rò rỉ dữ liệu có thể gây ra những thiệt hại vô cùng khó lường cho các doanh nghiệp. Chính vì vậy, DLP (data loss prevention) được phát triển để ngăn chặn điều này xảy ra.

Đọc thêm:

DLP là gì?  

DLP – Data Loss Prevention là bộ công cụ chống thất thoát dữ liệu. Đây là một bộ giải pháp kết hợp giữa công cụ phần mềm và quy định/quy trình nhằm đảm vệ tài sản dữ liệu của tổ chức, doanh nghiệp không bị đánh cắp, rò rỉ hoặc sử dụng sai.

DLP xác định và phân loại các dữ liệu. Đồng thời, công cụ này có thể theo dõi và phát hiện các hành vi vi phạm các quy định do tổ chức hay doanh nghiệp ban hành. Hoặc những quy định của chính phủ và một số tiêu chuẩn quốc tế như PCI-DSS, HIPAA, GDPR,…

DLP (data loss prevention) được phát triển để ngăn chặn chặn rò rỉ dữ liệu
DLP (data loss prevention) được phát triển để ngăn chặn chặn rò rỉ dữ liệu

Phần mềm DLP thực thi các quy định về chia sẻ và sử dụng dữ liệu. Ví dụ: Công nghệ DLP có thể đưa ra cảnh báo và thực hiện các biện pháp cụ thể để ngăn chặn rủi ro rò rỉ dữ liệu. Công cụ chống thất thoát dữ liệu có thể theo dõi và kiểm soát các hoạt động trên máy tính người dùng, giám sát luồng dữ liệu được gửi qua mạng, quét các thư mục lưu trữ để thực thi các quy định về lưu trữ dữ liệu. Nó còn có thể kiểm soát việc sử dụng và chia sẻ dữ liệu trên các phần mềm và ứng dụng trên cloud.

Tầm quan trọng của DLP

DLP giúp doanh nghiệp có khả năng quan sát và theo dõi toàn bộ hoạt động sử dụng và chia sẻ dữ liệu của người dùng
DLP giúp doanh nghiệp có khả năng quan sát và theo dõi toàn bộ hoạt động sử dụng và chia sẻ dữ liệu của người dùng

DLP có thể giúp các doanh nghiệp và tổ chức giải quyết các vấn đề sau:

  • Bảo vệ tài sản dữ liệu kinh doanh: Doanh nghiệp hiện tại có rất nhiều dữ liệu quan trọng như tài sản trí tuệ, thông tin khách hàng, bí mật kinh doanh, cơ sở dữ liệu khách hàng,…Nếu những dữ liệu này bị mất cắp hay rò rỉ có thể gây ra những hậu quả vô cùng khó lường cho doanh nghiệp. DLP là giải pháp bảo vệ các loại dữ liệu trên dựa trên nội dung và ngữ cảnh. 
  • Giám sát, kiểm soát việc sử dụng và chia sẻ dữ liệu: Tính phức tạp của dữ liệu gây ra một số khó khăn cho doanh nghiệp trong việc giám sát và kiểm soát việc sử dụng và chia sẻ dữ liệu. Cùng với đó là sự đa dạng của các công cụ hiện đại như ứng dụng web, ứng dụng chat, email, lưu trữ cloud,…Với giải pháp DLP hoàn chỉnh, doanh nghiệp có khả năng quan sát và theo dõi toàn bộ hoạt động sử dụng và chia sẻ dữ liệu của người dùng. Hoạt động theo dõi có thể diễn ra ngay trên máy tính của người giám sát hoặc điều khiển thông qua hệ thống mạng và ứng dụng cloud.
  • Đáp ứng các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế về bảo vệ dữ liệu: các tổ chức, doanh nghiệp hiện nay đều phải tuân thủ những quy định chặt chẽ và khắt khe về bảo vệ thông tin, dữ liệu khách hàng. DLP là giải pháp giúp họ có thể đáp ứng những quy định này bằng những biện pháp kỹ thuật đã được kiểm chứng và sử dụng rộng rãi. DLP cho phép người dùng tự đưa ra các quy tắc, quy định hoặc sử dụng bộ quy tắc có sẵn đã được tối ưu theo từng tiêu chuẩn.

Cách mà DLP (Data Loss Prevention) hoạt động

Giải pháp của DLP sử dụng nhiều kỹ thuật liên quan đến phân tích nội dung. Các kỹ thuật này có thể được sử dụng để kích hoạt vi phạm chính sách. Giải pháp DLP thực hiện các chức năng cốt lõi là xác định dữ liệu và năng ngừa thất thoát. Một số kỹ thuật phân tích nội dung được sử dụng là:

  • Rule-Based/Regular Expression: Đây là kỹ thuật phân tích phổ biến nhất được sử dụng. Kỹ thuật này sử dụng một engine để phân tích nội dung dựa trên các quy tắc cụ thể. Chẳng hạn: số thẻ tín dụng 16 số, số an sinh xã hội Mỹ 9 chữ số,…Kỹ thuật này là một bộ lọc tuyệt vời vì các quy tắc có thể được cấu hình và xử lý nhanh chóng. Tuy nhiên, nó có thể bị sai dương cao nếu không có kiểm tra bảo mật để xác định các mẫu hợp lệ.
  • Database Fingerprinting(Lấy dấu cơ sở dữ liệu): Hay trò chơi kết quả dữ liệu chính xác. Cơ chế này tìm kiếm những kết quả chính xác từ một bản sao dữ liệu hoặc kết nối cơ sở dữ liệu trực tiếp. Mặc dù vậy, việc sao lưu cơ sở dữ liệu hoặc kết nối cơ sở dữ liệu trực tiếp có ảnh hưởng đến hiệu suất. Đây là một lựa chọn cho dữ liệu có cấu trúc từ cơ sở dữ liệu.
  • Exact File Matching (So khớp tệp chính xác): Nội dung tệp không được phân tích. Tuy nhiên, hash value của các tệp được so khớp với các dấu vân tay chính xác, cung cấp tỷ lệ sai thấp. Phương pháp này không hoạt động cho các tệp có nhiều phiên bản tương tự nhưng không giống nhau.
  • Partial Document Matching (So khớp một phần tài liệu): Tìm kiếm phù hợp hoàn toàn hoặc một phần trên các tệp cụ thể. Chẳng hạn như nhiều phiên bản của một biểu mẫu đã được điền bởi nhiều người dùng khác nhau.
  • Conceptual/Lexicon (Khái niệm/Từ vựng): Sử dụng sự kết hợp từ từ điển, quy tắc,…những chính sách này có thể cảnh báo về các ý tưởng hoàn toàn phi cấu trúc, gây khó khăn cho việc phân loại đơn giản. Nó cần được tuỳ chỉnh cho giải pháp DLP được cung cấp.
  • Statistical Analytics (Phân tích thống kê): Sử dụng học máy hoặc các phương pháp thống kê khác như phân tích Bayes để kích hoạt phạm vi chính sách trong nội dung an toàn. Phương pháp này yêu cầu khối lượng dữ liệu lớn để quét, nếu dữ liệu không đủ dễ sảy ra các sai sót.
  • Pre-built categories (Danh mục dựng sẵn): Các danh mục được dựng với các quy tắc và từ điển cho các loại dữ liệu nhạy cảm như: số thẻ tín dụng, HIPAA,…

Các bước triển khai DLP cho doanh nghiệp

Để triển khai Data Loss Prevention cho doanh nghiệp thành công, các doanh nghiệp cần trải qua 4 bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị

Doanh nghiệp cần nắm bắt được tình trạng dữ liệu của công ty mình:

  • Dữ liệu doanh nghiệp đang trong tình trạng như thế nào?
  • Số lượng dữ liệu là bao nhiêu?
  • Dữ liệu được lưu trữ ở đâu? Trên phương tiện nào, hình thức ra sao?

Tiếp đến, hãy sắp xếp dữ liệu và chọn lọc chúng:

  • Các dữ liệu nào thực sự quan trọng, dữ liệu nào cần bảo mật cao, những dữ liệu không cần bảo mật?
  • Dữ liệu nào sẽ được bảo vệ ở mức độ cao nhất

Đây là bước vô cùng quan trọng để các doanh nghiệp có thể lựa chọn đơn vị xây dựng và triển khai DLP. 

Bước 2: Lên kế hoạch – tiến hành triển khai

Sau khi đã lựa chọn được đơn vị và phương pháp triển khai DLP, các đơn vị triển khai sẽ tiến hành khảo sát, kiểm tra và đưa ra kế hoạch thực hiện giải pháp. Đến bước này, mọi công việc triển khai tiếp theo sẽ do đơn vị triển khai thực hiện.

Bước 3: Kiểm tra, nhận bàn giao

Sau khi đã hoàn thành xây dựng, đơn vị triển khai sẽ khởi chạy và kiểm thử. Họ sẽ đảm bảo mọi thứ hoàn thiện và không xảy ra lỗi, sau đó bàn giao lại cho doanh nghiệp.

Bước 4: Hướng dẫn

Khi thực hiện xong, các công ty sẽ cần trải qua những buổi đào tạo, hướng dẫn sử dụng. Đảm bảo cho các doanh nghiệp có thể nắm bắt các chú ý liên quan và những vấn đề phát sinh trong khi sử dụng.

Đây là 4 bước cơ bản để triển khai công cụ DLP (Data Loss Prevention) cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, các bước có thể linh hoạt tùy thuộc vào đơn vị cung cấp dịch vụ hoặc những yêu cầu của doanh nghiệp sử dụng. Hy vọng với 1 số thông tin cơ bản trên về DLP sẽ đem tới nhiều góc nhìn trong thời đại dữ liệu số cho doanh nghiệp. 

liên hệ với gimasys

Gửi yêu cầu thành công !

Cảm ơn bạn đã kết nối với Gimasys. Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn qua thông tin đăng ký trong thời gian sớm nhất !