Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đẩy mạnh triển khai các chương trình Loyalty Marketing để tạo lợi thế cạnh tranh và giữ chân khách hàng trung thành. Tuy nhiên, thực tế đặt ra một số thách thức cho doanh nghiệp trong quá trình triển khai: sự thiếu nhất quán trong trong cấu trúc “phần thưởng”, dữ liệu thiếu đồng bộ hay khó khăn trong việc theo dõi lịch sử mua hàng của người dùng theo thời gian thực.
Xuất phát từ thực trạng đó cũng như tầm quan trọng trong hoạt động triển khai giải pháp Loyalty tích hợp với hệ thống Marketing, Sales của doanh nghiệp là vô cùng cần thiết. Hãy cùng Gimasys khám phá lý do, quy trình và cách tích hợp hiệu quả trong bài viết dưới đây!
Tại sao nên tích hợp giải pháp Loyalty với hệ thống Marketing, Sales của doanh nghiệp?
Tích hợp giải pháp Loyalty với hệ thống Marketing và Sales của doanh nghiệp không đơn thuần là một hoạt động kỹ thuật. Bước tiến này là một chiến lược kinh doanh thông minh, mang lại nhiều lợi ích thiết thực.
Tăng hiệu quả của các hoạt động Marketing
Tích hợp giải pháp Loyalty với hệ thống Marketing, Sales giúp doanh nghiệp tự động hóa các tác vụ thủ công, giảm thiểu thời gian, công sức và chi phí quản lý chương trình khách hàng thân thiết. Bên cạnh đó, khi doanh nghiệp có được thông tin chi tiết theo thời gian thực về hành vi, mô hình mua hàng và sở thích của khách hàng, các chiến dịch Marketing được thực hiện có mục tiêu và hiệu quả hơn.
Khi dữ liệu về hành vi mua sắm, sở thích của khách hàng được thu thập và phân tích một cách thống nhất, chính xác. Từ đó, các chiến dịch Marketing sẽ được cá nhân hóa, phù hợp hơn với từng nhóm khách hàng. Điều này giúp cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thành đơn hàng, gia tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Nâng cao hiệu quả bán hàng
Tích hợp chương trình khách hàng thân thiết và hệ thống Marketing, Sales của doanh nghiệp hỗ trợ thúc đẩy việc mua hàng lặp lại, tăng giá trị trọn đời của khách hàng và khuyến khích khách hàng chi tiêu nhiều hơn. Chính sự gia tăng hiệu quả của các hoạt động Marketing kể trên đã tác động trực tiếp đến doanh số và doanh thu của doanh nghiệp.
Cải thiện trải nghiệm khách hàng
Hoạt động tích hợp Loyalty Program với hệ thống tạo ra trải nghiệm đa kênh cho khách hàng, đảm bảo bản sắc thương hiệu gắn kết trên mọi điểm tiếp xúc. Khách hàng nhận được thông điệp nhất quán, cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm, từ việc nhận được lời chúc mừng sinh nhật đến việc đề xuất sản phẩm phù hợp, từ đó gia tăng niềm yêu thích và lòng trung thành với thương hiệu của khách hàng.
Khách hàng được hưởng lợi từ hoạt động tích hợp thông qua quyền truy cập vào các điểm tích hợp khách hàng thân thiết mới nhất tại cửa hàng và trực tuyến. Họ có thể xem tín dụng mua hàng, lịch sử đổi thưởng và nhiều thông tin khác, mang đến trải nghiệm kỹ thuật số liền mạch.
Tối ưu hóa chi phí Marketing
Thay vì chi tiêu một khoản lớn vào việc tìm kiếm khách hàng mới, doanh nghiệp có thể tập trung vào việc chăm sóc khách hàng hiện tại. Việc giữ chân khách hàng cũ thường ít tốn kém hơn so với việc thu hút khách hàng mới.
Thông qua hoạt động tích hợp, doanh nghiệp có thể khai thác tối đa tệp khách hàng có sẵn trên hệ thống Marketing, Sales, hạn chế tối đa tình trạng bỏ sót dữ liệu cũng như đảm bảo tính chính xác về thông tin khách hàng. Từ đó, hỗ trợ doanh nghiệp đánh giá hiệu quả của từng chiến dịch, target khách hàng hiệu quả và tối ưu hóa ngân sách Marketing cho từng chiến dịch triển khai.
Quy trình tích hợp Marketing Loyalty
Sau đây là quy trình tích hợp Marketing Loyalty vào hệ thống cơ bản mà nhà quản trị có thể tham khảo trước khi tiến hành triển khai cho doanh nghiệp mình.
Bước 1. Xác định mục tiêu và xây dựng chiến lược
Doanh nghiệp cần xác định rõ ràng mục tiêu muốn đạt được khi triển khai chương trình Loyalty. Cụ thể, như tăng tỷ lệ khách hàng trung thành, nâng cao giá trị đơn hàng trung bình, hay thu hút khách hàng mới.
Sau khi xác định mục tiêu, doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược cụ thể, bao gồm lựa chọn hình thức Loyalty phù hợp (điểm thưởng, cấp bậc…), thiết kế hệ thống điểm thưởng, và xây dựng quy định chi tiết về cách tích lũy và đổi thưởng.
Bước 2. Lựa chọn phần mềm
Việc lựa chọn phần mềm Loyalty phù hợp vô cùng quan trọng. Doanh nghiệp cần đánh giá kỹ lưỡng về quy mô, nhu cầu và ngân sách để tìm ra phần mềm đáp ứng được các yêu cầu. Các yếu tố cần xem xét bao gồm: tính năng, khả năng tích hợp, giá cả, và sự hỗ trợ từ nhà cung cấp.
Bước 3. Triển khai tích hợp dữ liệu
Sau khi lựa chọn phần mềm, bước tiếp theo là tích hợp dữ liệu khách hàng từ các hệ thống hiện có (CRM, ERP) vào phần mềm Loyalty. Việc này giúp tạo ra một cơ sở dữ liệu khách hàng thống nhất, bao gồm đầy đủ thông tin về lịch sử mua sắm, sở thích, và hành vi của khách hàng.
Bước 4: Thiết kế giao diện và trải nghiệm người dùng
Giao diện của chương trình Loyalty cần được thiết kế một cách trực quan, thân thiện và dễ sử dụng. Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần tối ưu hóa trải nghiệm người dùng ở mọi khâu, từ đăng ký, tích lũy điểm, đến đổi thưởng.
Bước 5: Theo dõi và đánh giá
Để đảm bảo hiệu quả của chương trình Loyalty, doanh nghiệp cần thiết lập các chỉ số KPIs để theo dõi và đánh giá. Các chỉ số này có thể bao gồm tỷ lệ khách hàng tham gia chương trình, giá trị đơn hàng trung bình, tần suất mua hàng… Dựa trên kết quả đánh giá, doanh nghiệp có thể điều chỉnh chiến lược Loyalty cho phù hợp.
Triển khai tích hợp WS Loyalty với Salesforce CRM
Với những giá trị vượt trội mà việc tích hợp Loyalty Program vào hệ thống Marketing, Sales đem lại, một trong các yếu tố doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi lựa chọn giải pháp Loyalty là khả năng tích hợp.
WS Loyalty, nền tảng quản lý chương trình khách hàng thân thiết, là lựa chọn đáng tin cậy cho các doanh nghiệp trên chặng đường chuyển đổi số. Với khả năng tích hợp linh hoạt với các Cloud của Salesforce, WS Loyalty góp phần xây dựng bức tranh thông tin khách hàng đầy đủ từ bộ phận Marketing, Sales, Customer Service.
Cùng Gimasys khám phá cách WS Loyalty tích hợp với hệ thống Salesforce CRM như thế nào nhé!
Tích hợp WS Loyalty với Marketing Cloud
Kết hợp WS loyalty cùng Salesforce Marketing Cloud Engagement và WS Intecom giúp nhà quản trị xây dựng hành trình khách hàng xuyên suốt, liền mạch. Khách hàng dễ dàng tiếp cận các chương trình mà nhãn hàng xây dựng đa kênh. Qua đó, doanh nghiệp nhanh chóng theo dõi hiệu quả chiến dịch, đảm bảo số lượng thông tin khách hàng thu thập và số lượng khách hàng đang tương tác với dịch vụ.
Ngoài ra, hệ thống WS loyalty có khả năng quản lý chiến dịch và quy tắc tạo voucher tự động cho khách hàng khi tham gia các chiến dịch. Khi giải pháp được tích hợp với WS Intecom trên Salesforce Marketing Cloud, doanh nghiệp có thể kết hợp gửi thông báo đến khách hàng tiện lợi, đơn giản và tự động hóa, thay thế các thao tác thủ công thông thường.
Tích hợp WS Loyalty với Sales Cloud
Tiếp nối những giá trị đến từ việc tích hợp giải pháp Loyalty với hệ thống Marketing Cloud, kết nối WS Loyalty với Sales Cloud mở ra một cánh cửa tiềm năng để doanh nghiệp tối ưu quy trình bán và nâng cao trải nghiệm khách hàng. Sự kết hợp này đem tới một góc nhìn toàn diện cho doanh nghiệp về khách hàng của mình.
Nhờ hệ thống tích hợp, các đại diện doanh nghiệp và người bán dễ dàng theo dõi điểm tích lũy, cấp bậc thành viên hay những ưu đãi, giá trị tăng thêm. Qua đó, người bán có thể đưa ra lời giới thiệu, tư vấn và đề xuất các sản phẩm, dịch vụ phù hợp cho từng đối tượng khách hàng.
Bên cạnh đó, việc tích hợp giải pháp Loyalty với hệ thống Salesforce Sales Cloud giúp nâng cao năng lực quản lý khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp. Thông qua phân loại khách hàng tiềm năng một cách chính xác hơn, bộ phận bán hàng tập trung vào những khách hàng có khả năng chuyển đổi cao nhất, nâng cao giá trị trung bình đơn và tối ưu tỷ lệ chuyển đổi.
Tích hợp WS Loyalty với Service Cloud
Tương tự như hai sự kết hợp trên, tích hợp WS Loyalty và Service Cloud đem lại cho các nhân viên bức tranh chân thực và chi tiết về khách hàng mình cần chăm sóc. Thấu hiểu nhu cầu, hành vi, sở thích hay mức độ gắn kết với thương hiệu cho phép các chuyên viên CSKH giảm thiểu thời gian tra cứu, đặt câu hỏi và nhanh chóng giải quyết yêu cầu của khách hàng.
Với một hệ thống tích hợp thông minh, chuyên viên CSKH có thể làm việc hiệu quả và giảm thiểu thời gian tìm kiếm thông tin theo cách truyền thống. Việc giải quyết vấn đề nhanh chóng và hiệu quả giúp tăng cường sự hài lòng của khách hàng, giảm thiểu tỷ lệ khách hàng rời bỏ hay các khiếu nại không mong muốn về dịch vụ chậm trễ.
Kết luận
Với những giá trị mà việc tích hợp giải pháp Loyalty với hệ thống Marketing, Sales mang lại, có thể nhận định: “Một chương trình Loyalty thành công là một chương trình được kết nối với hệ sinh thái toàn diện và thống nhất.”
Tuy nhiên, không phải giải pháp Loyalty nào cũng có khả năng tích hợp linh hoạt. Chính vì vậy, ngay từ bước đầu khi lựa chọn giải pháp, cần quan tâm tới các yếu tố như khả năng tùy chỉnh và mở rộng, khả năng tích hợp, chi phí đầu tư và vận hành. Doanh nghiệp có nhu cầu triển khai giải pháp Loyalty tích hợp vui lòng ĐỂ LẠI THÔNG TIN ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN với đội ngũ chuyên gia của Gimasys!