Bảo mật, quản lý rủi ro dữ liệu với Salesforce – an toàn, hiệu quả

266
MỤC LỤC

Trong năm 2023, thế giới ghi nhận đến 234 triệu người ảnh hưởng bởi vi phạm dữ liệu. Các nhà nghiên cứu dữ liệu này cho biết con số này vẫn tăng theo năm. Hiện nay có đến 24% các công ty đang sử dụng Salesforce CRM và tích hợp với các nền tảng khác của bên thứ 3, chính vì thế dù có những lớp bảo mật mạnh mẽ, CRM của Salesforce vẫn có những rủi ro dữ liệu. Các doanh nghiệp cũng không cần quá lo lắng về vấn đề này bởi bảo mật, quản lý rủi ro dữ liệu với Salesforce đã đơn giản hơn khi “ông lớn” CRM này đã có những giải pháp hữu hiệu cho người dùng của mình.

Tìm hiểu về bảo mật, quản lý rủi ro dữ liệu với Salesforce CRM

An toàn dữ liệu với Salesforce
An toàn dữ liệu với Salesforce

Bảo mật, quản lý rủi ro dữ liệu với Salesforce CRM bao gồm những phương pháp tiếp cận đa chiều để bảo vệ thông tin nhạy cảm và quan trọng của nền tảng. Về cơ bản, nó liên quan đến việc kiểm soát quyền truy cập vào dữ liệu thông qua nhiều lớp bảo mật. Một số cách bảo mật cơ bản bao gồm:

  • Nhà lãnh đạo có thể dễ dàng quản lý người truy cập, phân quyền cho người chỉnh sửa trên CRM của mình.
  • Triển khai cơ chế xác thực 2 yếu tố khi đăng nhập.
  • Thêm khả năng mã hoá để bảo vệ dữ liệu khi truyền tải hoặc lưu trữ, tăng cường tính bảo mật của thông tin. 

Ngoài ra, Salesforce còn có những tính năng giám sát, kiểm tra,…để doanh nghiệp có thể theo dõi những hoạt động của người dùng, đảm bảo tuân thủ các chính sách về quy định cũng như bảo mật.

Cách salesforce bảo mật và quản lý rủi ro dữ liệu 

Salesforce nhận thấy tầm quan trọng của việc bảo mật dữ liệu và cung cấp một loạt các tính năng được thiết kế để bảo mật và quản lý rủi ro dữ liệu. Mỗi tính năng này đều đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra một môi trường an toàn cho dữ liệu của doanh nghiệp, đảm bảo dữ liệu được bảo vệ tối đa. Dưới đây là những cách mà Salesforce bảo mật và quản lý rủi ro dữ liệu

Bảo vệ, quản lý rủi ro dữ liệu với Salesforce
Bảo vệ, quản lý rủi ro dữ liệu với Salesforce

Hồ sơ và phân quyền

Hồ sơ trong Salesforce là tập hợp các thiết lập và phân quyền để xác định những hành động mà người dùng có thể làm trên hệ thống. Chúng kiểm soát quyền truy cập vào các dữ liệu, trường dữ liệu và nhiều tính năng khác. 

Quyền truy cập hoặc chỉnh sửa có thể được tùy chỉnh theo từng tài khoản. Điều này có nghĩa là chủ doanh nghiệp hoàn toàn có thể chỉnh sửa theo từng tài khoản mà không ảnh hưởng tới cài đặt chung. 

Bằng việc cấu hình chính xác tài khoản cũng như quyền truy cập của tài khoản đó, nhà lãnh đạo có thể đảm bảo người dùng có quyền phù hợp. Đồng thời, điều này giúp ngăn chặn những truy cập trái phép. 

Phân cấp vai trò 

Phân cấp vai trò trong Salesforce là một tính năng quan trọng giúp kiểm soát quyền truy cập vào dữ liệu. Dựa vào vị trí và vai trò của từng nhân sự, quản lý hay nhà lãnh đạo có thể xác định những ai có quyền xem và chỉnh sửa dữ liệu. Bằng cách tận dụng phân cấp vai trò một cách hiệu quả, nhà quản trị có thể triển khai mô hình truy cập dữ liệu có cấu trúc và được kiểm soát.

Thiết lập mặc định (Organization wide defaults)

Thiết lập OWD là nền tảng cho mô hình bảo mật của Salesforce. Việc này giúp thiết lập quyền chung cho mọi tài khoản trước khi tinh chỉnh bổ sung như phân cấp vai trò, quy tắc chia sẻ, bộ quyền,…trong khi dữ liệu vẫn được bảo mật.

Quy tắc chia sẻ

Quy tắc chia sẻ là một công cụ hiệu quả giúp nhà lãnh đạo mở rộng quyền truy cập vào dữ liệu ngoài những thiết lập mặc định của doanh nghiệp (OWD). Quy tắc này cho phép cấp quyền truy cập cụ thể vào các tài khoản dựa trên các tiêu chí được xác định trước, giúp bảo vệ dữ liệu bằng cách chỉ cho phép những người dùng hoặc nhóm người dùng nhất định truy cập.

Bảo mật cấp độ hiện trường (FLS)

Bảo mật cấp độ hiện trường (FLS) trong Salesforce là một tính năng quan trọng giúp bảo vệ dữ liệu nhạy cảm. Nó kiểm soát nhân viên nào có thể xem, chỉnh sửa và truy cập các trường cụ thể trong một dữ liệu, trường thông tin. Điều này đảm bảo rằng chỉ những người được ủy quyền mới có thể truy cập và thay đổi những trường này, tăng cường bảo mật dữ liệu.

Giao diện thân thiện

Phân loại dữ liệu và cấu hình giao diện trang giúp trình bày dữ liệu một cách thân thiện với người dùng. Điều này giúp phân đoạn và hướng dẫn nhập dữ liệu, giảm các lỗi thao tác, hạn chế tiếp xúc với thông tin nhạy cảm và đảm bảo người dùng tương tác với dữ liệu một cách phù hợp với vai trò và trách nhiệm của họ.

Chia sẻ thủ công

Chia sẻ thủ công trong Salesforce cho phép quản trị viên hoặc người dùng có quyền cấp quyền truy cập trực tiếp vào từng dữ liệu cho người dùng hoặc nhóm làm việc khác. Tính năng này giúp chia sẻ các dữ liệu cụ thể ngoài những quyền truy cập mặc định của tổ chức (OWD), hệ thống phân cấp vai trò hoặc quy tắc chia sẻ.

Truy vết dữ liệu

Truy vết dữ liệu trong Salesforce là tính năng theo dõi các thay đổi trong hệ thống, cung cấp hồ sơ chi tiết về các hành động do người dùng thực hiện. Mặc dù không trực tiếp bảo vệ dữ liệu, nhưng nó giúp duy trì tính toàn vẹn của dữ liệu, đảm bảo tuân thủ nguyên tắc bảo vệ dữ liệu. Với bản nâng cấp của Salesforce Shield, doanh nghiệp có thể theo dõi chi tiết các thay đổi ở cấp độ trường trong hồ sơ.

Xác thực hai yếu tố (2FA)

Lớp bảo mật, quản lý rủi ro dữ liệu với Salesforce này yêu cầu người dùng cung cấp hai yếu tố xác thực để xác minh danh tính trước khi truy cập vào hệ thống hoặc ứng dụng. Salesforce cung cấp nhiều phương pháp 2FA như ứng dụng xác thực, xác minh qua SMS hoặc mã thông báo phần cứng, các doanh nghiệp có thể lựa chọn phương pháp phù hợp nhất với nhu cầu bảo mật của mình.

Mã hóa khi lưu trữ và khi truyền tải

Mã hóa khi lưu trữ là việc mã hóa dữ liệu được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu hoặc hệ thống lưu trữ. Salesforce sử dụng cơ chế mã hóa mạnh mẽ để bảo vệ thông tin dữ liệu khỏi truy cập trái phép. Ngay cả khi thiết bị lưu trữ hoặc tệp cơ sở dữ liệu bị truy cập trái phép, dữ liệu vẫn không thể đọc được nếu không có khóa mã hóa.

Salesforce sử dụng Transport Layer Security (TLS) để bảo vệ dữ liệu trao đổi giữa thiết bị của người dùng và máy chủ Salesforce trên internet, ngăn chặn truy cập trái phép và chống lại các cuộc tấn công như nghe lén hay chặn dữ liệu.

10 rủi ro bảo mật với salesforce và cách khắc phục

Mặc dù các tính năng bảo mật, quản lý rủi ro dữ liệu với Salesforce vô cùng mạnh mẽ, tuy nhiên vẫn còn một số lỗ hổng tiềm ẩn. Để giảm thiểu rủi ro đến mức tối đa, các nhà quản lý doanh nghiệp cần nắm kỹ các rủi ro và cách khắc phục chúng.

Những rủi ro bảo mật dữ liệu của Salesforce
Những rủi ro bảo mật dữ liệu của Salesforce

Thiếu đào tạo nhân sự 

Nếu người dùng – nhân sự không quen với các tính năng bảo mật, quản lý rủi ro dữ liệu với Salesforce có thể cấu hình sai cài đặt, làm lộ dữ liệu hoặc cấp quyền truy cập sai. Ngoài ra, nhiều nhân sự không hiểu hết các mối đe dọa về bảo mật có thể dẫn đến nguy cơ sai phạm, thậm chí không sử dụng hết những tính năng bảo mật. 

Khắc phục: 

  • Doanh nghiệp xây dựng các chương trình đào tạo toàn diện.
  • Cập nhật tiến độ đào tạo thường xuyên. 
  • Kết hợp đào tạo theo tình huống thực tế.
  • Triển khai Salesforce Data Dictionary của Sonar có thể ghi lại và xác định mọi dữ liệu trong toàn bộ doanh nghiệp một cách nhất quán. Nhân sự mới có thể dễ dàng tiếp nhận dữ liệu liền mạch từ các nhân sự khác trong công ty.

Kiểm soát truy cập không đầy đủ

Nếu doanh nghiệp không có các biện pháp kiểm soát về quyền truy cập rất có thể dữ liệu quan trọng sẽ bị người dùng trái phép truy cập. Điều này làm tăng khả năng vi phạm, đánh cắp hoặc xoá dữ liệu. 

Cách khắc phục:

  • Sử dụng tính năng kiểm soát truy cập của Salesforce để xác định cũng như hạn chế quyền của người dừng dựa trên yêu cầu vai trò. 
  • Phân quyền phù hợp cho từng nhân sự với vai trò khác nhau. 
  • Kiểm tra thường xuyên về quyền truy cập người dùng.
  • Kiểm soát quyền truy cập theo trường dữ liệu cụ thể.
  • Sử dụng các tính năng bảo mật cấp dữ liệu để quản lý quyền truy cập vào từng dữ liệu. 
  • Sử dụng các biện pháp xác thực nhiều yếu tố để xác minh danh tính người dùng.
  • Thường xuyên đào tạo người dùng về bảo mật, quản lý rủi ro dữ liệu với Salesforce.

Cài đặt mật khẩu yếu

Mật khẩu yếu khiến cho việc xâm nhập dữ liệu trở nên dễ dàng hơn. Ngoài ra, các hoạt động chia sẻ hoặc sử dụng lại mật khẩu làm tăng nguy cơ truy cập trái phép, đặc biệt là nếu sử dụng mật khẩu được dùng chung với nền tảng khác. 

Cách khắc phục: 

  • Sử dụng những mật khẩu mạnh mẽ, kết hợp chữ cái, số và ký tự đặc biệt.
  • Thay đổi và cập nhật với mật khẩu thường xuyên để giảm thiểu rủi ro.
  • Đào tạo và đưa ra chính sách cấm việc chia sẻ mật khẩu cho nhân viên. 
  • Thêm nhiều lớp bảo mật và theo dõi các hoạt động đáng ngờ. 

Mã hoá dữ liệu không đủ

Mã hóa dữ liệu không đủ mạnh trong Salesforce có thể khiến dữ liệu bị truy cập trái phép bởi tấn công mạng. Việc thiếu mã hóa này có thể gây ra rủi ro cho sự toàn vẹn của dữ liệu, khiến thông tin chi tiết về khách hàng, thông tin tài chính và dữ liệu kinh doanh dễ bị xâm phạm. Ngoài ra, nếu không được mã hóa đúng cách, dữ liệu được truyền đến và đi từ Salesforce, cũng như dữ liệu được lưu trữ trong nền tảng sẽ có nguy cơ bị xâm phạm cao hơn, dẫn đến mất dữ liệu và thiệt hại về mặt pháp lý, tài chính cũng như uy tín của doanh nghiệp.

Đọc thêm: Khắc phục lỗ hổng Quản lý dữ liệu trong Ngành Tài chính Ngân hàng với Data Cloud của Salesforce

Cách khắc phục: 

  • Sử dụng các công cụ mã hóa tích hợp của Salesforce để bảo vệ dữ liệu khi lưu trữ và khi truyền tải.
  • Xử lý khóa mã hóa một cách thận trọng, tập trung vào lưu trữ an toàn và hạn chế quyền truy cập.
  • Sử dụng HTTPS hoặc các phương pháp an toàn khác để di chuyển dữ liệu giữa Salesforce và các hệ thống khác.
  • Đảm bảo tất cả các tích hợp và ứng dụng của bên thứ ba được liên kết với Salesforce đều được mã hóa đầy đủ.
  • Thường xuyên xem xét và cải thiện các kỹ thuật mã hóa để phù hợp với các tiêu chuẩn bảo mật hiện tại và các mối đe dọa bảo mật dữ liệu mới.

Quản lý tích hợp kém 

Tích hợp thường liên quan đến việc chia sẻ dữ liệu giữa Salesforce và các hệ thống nền tảng khác và việc xử lý sai các kết nối này có thể vô tình làm lộ dữ liệu trong Salesforce. Điều này có khả năng dẫn đến truy cập trái phép hoặc rò rỉ dữ liệu. 

Các lỗ hổng do tích hợp không được bảo mật có thể trở thành điểm xâm nhập gây tổn hại đến bảo mật dữ liệu của Salesforce. Việc phụ thuộc vào các biện pháp bảo mật bên ngoài làm tăng rủi ro, vì điểm yếu trong các hoạt động bảo mật của nền tảng tích hợp khác có thể ảnh hưởng trực tiếp đến bảo mật dữ liệu của Salesforce thông qua tích hợp. 

Cách khắc phục:

  • Theo dõi và điều chỉnh luồng dữ liệu giữa Salesforce và các hệ thống khác để ngăn ngừa việc lộ dữ liệu.
  • Đảm bảo tất cả các kết nối giữa Salesforce và các nền tảng khác được bảo mật tốt bằng các phương pháp xác thực và mã hoá mạnh mẽ. 
  • Luôn cập nhật tính năng và phiên bản để tránh những lỗ hổng bảo mật.
  • Theo dõi và giám sát các thay đổi liên quan đến nền tảng, phần mềm. 
  • Thực hiện kiểm tra bảo mật định kỳ trên các tích hợp để phát hiện và khắc phục mọi lỗ hổng.
  • Kiểm tra bảo mật của bên thứ 3 để xác nhận họ tuân thủ các tiêu chuẩn của doanh nghiệp.
  • Thiết lập và duy trì các giao thức cụ thể để quản lý dữ liệu Salesforce trong nền tảng tích hợp.
  • Theo dõi sự phụ thuộc vào các giải pháp bảo mật bên ngoài và đánh giá được mức độ tin cậy cũng như những nguy hiểm tiềm ẩn.

Không cập nhật phần mềm 

Các phần mềm phiên bản cũ dễ mang những lỗ hổng bảo mật. Điều này có thể dẫn đến việc phần mềm bị tấn công, xâm nhập dữ liệu bất hợp pháp. Các bản cập nhật phần mềm thường bao gồm các bản và và sửa lỗi phần mềm. Việc cập nhật là điều cần thiết để giải quyết các lỗ hổng bảo mật. 

Cách khắc phục: 

  • Cập nhật phần mềm thường xuyên và liên tục để vá các lỗ hổng bảo mật.
  • Sử dụng ngay các bản vá bảo mật khi chúng được phát hành. 
  • Tự động kiểm tra cập nhật.
  • Thường xuyên kiểm tra các phiên bản phần mềm đang sử dụng để đảm bảo chúng phù hợp với các tiêu chuẩn bảo mật của ngành và quy định.

Bỏ qua việc bảo mật tại trung tâm dữ liệu

Việc bỏ qua các bảo mật tại trung tâm dữ liệu trong Salesforce sẽ có nguy cơ làm lộ thông tin và tạo ra những rủi ro trong việc bảo mật dữ liệu quan trọng. Ngoài ra, bảo mật vật lý không đầy đủ tại các trung tâm dữ liệu làm tăng khả năng vi phạm, xâm phạm toàn bộ cơ sở hạ tầng và gây nguy hiểm cho tính toàn vẹn của dữ liệu.

Cách khắc phục: 

  • Triển khai các quy tắc nghiêm ngặt để bảo mật các thiết bị truy cập Salesforce, giảm nguy cơ vi phạm dữ liệu do thiết bị bị mất hoặc bị đánh cắp.
  • Thiết lập hệ thống để xóa dữ liệu từ xa trên các thiết bị bị mất hoặc bị đánh cắp nhằm ngăn chặn truy cập trái phép vào dữ liệu Salesforce.
  • Đảm bảo các biện pháp bảo mật vật lý tại trung tâm dữ liệu đủ mạnh để chống lại các vi phạm có thể gây tổn hại đến cơ sở hạ tầng và tính toàn vẹn của dữ liệu.
  • Thường xuyên kiểm tra bảo mật vật lý tại các địa điểm truy cập hoặc lưu trữ dữ liệu Salesforce.
  • Đào tạo nhân viên về tầm quan trọng của các biện pháp an ninh vật lý và các biện pháp tốt nhất để bảo vệ thiết bị và dữ liệu.
  • Hạn chế quyền ra vào các khu vực lưu trữ hoặc truy cập thông tin dữ liệu quan trọng bằng các phương pháp như thẻ chìa khóa, máy quét sinh trắc học hoặc nhân viên an ninh.

Kế hoạch sao lưu và bảo mật không đầy đủ

Rất nhiều trường hợp bị mất dữ liệu do tấn công mạng hay lỗi hệ thống. Nếu như doanh nghiệp không có phương án backup phù hợp rất dễ bị mất dữ liệu mà không thể khôi phục. Điều này có thể gây ra gián đoạn hoạt động và ảnh hưởng đến tính liên tục của doanh nghiệp. 

Đọc thêm: Salesforce Backup: Giải pháp bảo toàn dữ liệu của doanh nghiệp

Cách khắc phục:

  • Triển khai lịch sao lưu thường xuyên.
  • Theo dõi những thay đổi trên hệ thống CRM của mình.
  • Sử dụng các giải pháp sao lưu từ những nền tảng đáng tin cậy.
  • Lưu trữ bản sao lưu an toàn.
  • Giám sát hệ thống sao lưu.

Thiếu cải tiến 

Nhiều doanh nghiệp vẫn còn chủ quan với các biện pháp bảo mật, quản lý rủi ro dữ liệu với Salesforce trong hiện tại và không có sự cải tiến. Các mối đe dọa rủi ro dữ liệu ngày càng phát triển, việc không cải tiến có thể dẫn đến việc bị xâm nhập qua những lỗ hổng ở phiên bản cũ. 

Cách khắc phục: 

  • Thực hiện đánh giá liên tục để xác định và giải quyết các lỗ hổng mới và các mối đe dọa mới nổi.
  • Cập nhật để hiểu rõ các mối đe dọa an ninh mạng mới nhất để hiểu rõ các rủi ro về dữ liệu.
  • Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo mật, quản lý rủi ro dữ liệu với Salesforce với doanh nghiệp của mình.
  • Khuyến khích mọi nhân viên xác định và báo cáo các vấn đề bảo mật tiềm ẩn.

Quyền sở hữu hệ thống silos

Khi các hệ thống của một doanh nghiệp quản lý theo kiểu silos (phân mảnh) – thường thiếu sự giám sát và phối hợp tập chung. Việc giám sát phi tập chung này có thể dẫn đến những lỗ hổng bảo mật. Việc phản ứng với các mối đe dọa hay lỗ hổng bảo mật trở lên khó khăn hơn.

Cách khắc phục:

  • Thiết lập cấu trúc kiểm soát tập chung, cập nhật những biện pháp bảo mật. 
  • Cải thiện quy trình làm việc giữa các phòng ban.
  • Phát triển kế hoạch ứng phó với rủi ro về bảo mật dữ liệu.
  • Sử dụng các công cụ bảo mật tích hợp trên nhiều hệ thống khác nhau để đảm bảo ứng phó với những rủi ro dữ liệu.
  • Đánh giá định kỳ quy trình bảo mật.

Nhìn chung bảo mật, quản lý rủi ro dữ liệu với Salesforce sẽ hiệu quả nếu doanh nghiệp áp dụng tối đa những biện pháp mà nền tảng này cung cấp. Đây có thể coi là nền tảng CRM được thiết lập nhiều lớp bảo mật hiệu quả nhất. Các doanh nghiệp có thể yên tâm bảo vệ dữ liệu của mình khỏi những nguy cơ xâm hại cả trong và ngoài. 

liên hệ với gimasys
TÌM HIỂU THÊM
GIẢI PHÁP

Gửi yêu cầu thành công !

Cảm ơn bạn đã kết nối với Gimasys. Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn qua thông tin đăng ký trong thời gian sớm nhất !