Đẩy mạnh chuyển đổi kỹ thuật số trong các công ty dịch vụ tài chính

311
MỤC LỤC

Các doanh nghiệp nói chung hay các công ty dịch vụ tài chính nói riêng đang phải đối mặt với giai đoạn khó khăn chưa từng có. Các ảnh hưởng từ suy thoái kinh tế tác động mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh. Sự thay đổi liên tục trong thói quen chi tiêu của khách hàng, áp lực phải trở nên vượt trội hơn so với đối thủ đã thôi thúc các công ty dịch vụ tài chính tìm đến các giải pháp số. Số hoá dịch vụ tài chính nhằm tăng lợi thế cạnh tranh, đáp ứng kỳ vọng của khách hàng đang sử dụng dịch vụ.

Toàn cảnh ngành dịch vụ tài chính

Trên thế giới

Theo BDO, sau khi thực hiện khảo sát các vị trí cấp C-level của 300 doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực tài chính ngân hàng thì trên 97% các doanh nghiệp đều đang thực hiện một giải pháp chuyển đổi số nào đó. Trong đó, hơn 21% doanh nghiệp được hỏi đã đưa ra nhận định chuyển đổi số là ưu tiên số 1 trong chiến lược kinh doanh. Cuộc khảo sát cũng cho thấy hiệu quả rõ rệt về doanh thu và lợi nhuận khi số hoá dịch vụ tài chính. Cụ thể là:

  • Doanh thu sau 3 năm: 62% công ty có mức tăng trưởng doanh thu trên 10% hàng năm và 32% có mức tăng trưởng doanh thu từ 1% – 9%
  • Ngân sách đầu tư: Hơn 65% công ty sẽ tăng ngân sách trên 10% và 26% sẽ tăng ngân sách từ 1% – 9% cho chuyển đổi số

Tại Việt Nam

Dưới tác động của đại dịch Covid-19, thói quen chi tiêu trong và sau mùa dịch khiến các dịch vụ tài chính có sự chuyển biến lớn. Tại buổi tọa đàm do Ban Kinh tế Trung ương và IEC tổ chức năm 2021, ông Bruce Delteil – Giám đốc điều hành McKinsey & Company Việt Nam nhận định: Trong 4 năm từ 2017 – 2021, tỷ lệ người dùng Việt sử dụng dịch vụ của các công ty Fintech đã tăng từ 16% lên 56%.

Theo thống kê, tính đến quý II/2021, Mobile Banking đạt tốc độ tăng trưởng 200%. Trong số đó, có khoảng 30 triệu người sử dụng hệ thống thanh toán qua ngân hàng mỗi ngày. Hầu hết các ngân hàng Việt Nam đều đã triển khai ngân hàng số ở mức cơ bản. Bao gồm quá trình số hóa và các kênh truyền thông. Ngoài ra, một số ngân hàng là những người đầu tiên áp dụng nền tảng dữ liệu. Dự báo này được đưa ra từ một cuộc khảo sát gần đây do Ernst & Young thực hiện, trong đó 42% ngân hàng Việt Nam đã sẵn sàng chuyển đổi số. Trong số này, 28% ngân hàng đã đưa chiến lược số vào hoạt động kinh doanh.

Những thay đổi này vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với các doanh nghiệp ngành dịch vụ tài chính. Điều này cho thấy chuyển đổi số đã không còn là lựa chọn mà trở thành yêu cầu bắt buộc đối với mỗi quốc gia và doanh nghiệp. Chuyển đổi số là cơ hội để doanh nghiệp tiếp cận với đông đảo khách hàng tiềm năng. Với vai trò dẫn dắt sự phát triển của kinh tế số, các công ty Fintech đang tiên phong và chủ động số hoá dịch vụ tài chính của mình.

Chuyển đổi số là cơ hội để doanh nghiệp tiếp cận với đông đảo khách hàng tiềm năng
Chuyển đổi số là cơ hội để doanh nghiệp tiếp cận với đông đảo khách hàng tiềm năng

5 thách thức trong quá trình số hoá dịch vụ tài chính

Bên cạnh những kỳ vọng sau chuyển đổi số, doanh nghiệp cần nắm bắt được những thách thức cần đối diện trước khi tiến hành triển khai. 

Chi phí đầu tư và vận hành cao

Tuỳ vào nền tảng dữ liệu và hệ thống quản trị doanh nghiệp sử dụng, chi phí đầu tư sẽ có sự khác nhau. Nếu doanh nghiệp lựa chọn giải pháp On-premise để lưu trữ dữ liệu, các chi phí mà doanh nghiệp cần phải chi trả bao gồm:

  • Thuê chuyên gia tư vấn
  • Mua máy chủ
  • Tạo cơ sở dữ liệu
  • Duy trì đội ngũ nhân viên CNTT để thực hiện bảo mật và sao lưu
  • Chi phí triển khai ban đầu

Nếu doanh nghiệp lựa chọn giải pháp lưu trữ dữ liệu trên Cloud (nền tảng đám mây) thì những chi phí mà doanh nghiệp cần phải chi trả bao gồm: Phí nền tảng (Cloud) + Các tính năng (CRM, HR,…) + số lượng user. Điều này dẫn đến chi phí đầu tư và vận hành công nghệ rất lớn.

Rủi ro trong trường hợp triển khai thất bại

Tài chính ngân hàng là ngành nghề hoạt động mang tính nhạy cảm vì đối tượng trực tiếp là tiền tệ có tính rủi ro cao. Trong trường hợp triển khai thất bại, nếu có rủi ro vượt quá ngưỡng cho phép sẽ gây gián đoạn các hoạt động giao dịch. Điều này rất có khả năng sẽ tạo ra lỗ hổng bảo mật, kẻ xấu truy cập trái phép lấy đi nhiều thông tin quan trọng của doanh nghiệp và khách hàng. Vì vậy, khi trước khi triển khai cần phải tìm kiếm đơn vị đáp ứng tốt yêu cầu chuyên môn, tài nguyên, kịch bản cho các tình huống xấu và cách khắc phục chúng.

Yêu cầu nhân sự CNTT chuyên môn cao

Là ngành nghề yêu cầu tính bảo mật cao, nhân sự CNTT không chỉ có vai trò vận hành, bảo trì, trích xuất dữ liệu từ kho dữ liệu mà còn phải nắm được các yêu cầu bảo mật trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. 

Tính kế thừa và tương thích của các ứng dụng cũ

Nhiều hệ thống ngân hàng được xây dựng, sử dụng ngôn ngữ lập trình lâu đời, không khả thi cho việc mở rộng và cải tiến các tiện ích công nghệ mới ngày nay. Điều này gây khó khăn cho doanh nghiệp khi muốn nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ của mình. Nhiều khả năng doanh nghiệp phải chi trả một khoản để xây dựng hệ thống ứng dụng mới. Các thao tác như xây dựng, di dời dữ liệu, tài liệu có thể gặp nhiều rủi ro và kéo dài thời gian triển khai.

Xung đột yêu cầu triển khai từ các phòng ban và các cấp quản lý

Mỗi phòng ban trong doanh nghiệp đều có nhu cầu sử dụng hệ thống khác nhau. Sau khi triển khai, ý kiến trái chiều từ các cấp quản lý khi nghiệm thu, kiểm thử hệ thống cũng sẽ là thách thức lớn. Điều này có thể dẫn đến việc xung đột yêu cầu, kéo dài thời gian triển khai, giảm hiệu quả thực hiện số hoá dịch vụ tài chính

03 xu hướng công nghệ giúp số hoá dịch vụ tài chính

Số hóa dịch vụ tài chính bằng cách chuyển đổi sang phương thức làm việc từ xa

Theo những kết quả khảo sát gần đây, có 51% nhân sự muốn công việc họ đang làm được linh động hơn và 71% những người đạt được thành tích cao xuất phát từ hình thức làm việc linh hoạt. Việc chuyển đổi sang hình thức làm việc từ xa sẽ giúp doanh nghiệp thu hút nhiều tài năng hơn không chỉ trong nước mà cả các chuyên gia nước ngoài. 

Xu hướng số hóa dịch vụ tài chính bằng cách chuyển đổi sang phương thức làm việc từ xa
Số hóa dịch vụ tài chính bằng cách chuyển đổi sang phương thức làm việc từ xa là xu hướng mới

Một số công nghệ có thể đáp ứng phương thức làm việc từ xa như:

  • Microsoft 365 

Chuyển đổi từ hình thức kinh doanh truyền thống sang kinh doanh kỹ thuật số để số hoá thành công

Các tính năng như: Trả lời email tự động, Tự động hóa quy trình làm việc, Quản lý hồ sơ,…được tích hợp trong một phần mềm quản trị. Các doanh nghiệp FSI nhờ đó chuẩn hóa quy trình chăm sóc khách hàng, xử lý nhanh chóng các yêu cầu của khách hàng trong quá trình sử dụng dịch vụ, đưa ra các dự kiến nâng cấp dịch vụ cho thành viên dựa trên hành trình của khách hàng

Một số công nghệ có thể đáp ứng kinh doanh kỹ thuật số:

Tận dụng blockchain trong số hóa dịch vụ tài chính

Nhiều doanh nghiệp tài chính trên thế giới lựa chọn tăng cường tối ưu hóa kết quả kinh doanh với Blockchain. Công nghệ này đang thay đổi hoàn toàn cách thức quản trị, vận hành, kinh doanh của các doanh nghiệp. Với Blockchain các quy trình, thủ tục giao dịch đều được doanh nghiệp số hóa. Gần như không thể gian lận, vì mọi giao dịch đều được ghi lại ở nhiều nơi và chi tiết của các giao dịch đó được hiển thị rõ ràng cho mọi người. Có thể nói tính bảo mật của Blockchain tương đối phù hợp với doanh nghiệp dịch vụ tài chính.

Một số doanh nghiệp có thể triển khai công nghệ Blockchain:

  • FPT Software
  • SotaTek
  • Savvycom

Hiểu được nhu cầu và khó khăn của doanh nghiệp khi mới bước vào hành trình số hoá dịch vụ tài chính, Gimasys tự tin đem đến những giải pháp hoàn chỉnh, tương thích với tình hình doanh nghiệp. Doanh nghiệp quan tâm đến các giải pháp số hoá của Gimasys cung cấp vui lòng tham khảo tại đây.

liên hệ với gimasys
TÌM HIỂU THÊM
GIẢI PHÁP

Gửi yêu cầu thành công !

Cảm ơn bạn đã kết nối với Gimasys. Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn qua thông tin đăng ký trong thời gian sớm nhất !