ERP và CRM: Đâu là giải pháp phù hợp cho doanh nghiệp của bạn?

866
MỤC LỤC

Trong thời đại số hóa ngày nay, quản lý thông tin và dữ liệu đã trở thành trọng tâm phát triển của mọi doanh nghiệp. Để khai thác tốt nguồn tài nguyên này và tối ưu hóa hiệu suất hoạt động, các công ty thường áp dụng các giải pháp ERP (Enterprise Resource Planning – Quản Lý Nguồn Lực Doanh Nghiệp) hoặc CRM (Customer Relationship Management – Phần mềm quản lý chăm sóc khách hàng). Tuy nhiên, để đưa ra quyết định chính xác về việc lựa chọn giữa ERP và CRM, doanh nghiệp cần tìm hiểu rõ hơn về đặc điểm, tính năng và lợi ích của từng phần mềm.

CRM và ERP là hai hệ thống phần mềm quản lý doanh nghiệp phổ biến, được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề và tổ chức
CRM và ERP là hai hệ thống phần mềm quản lý doanh nghiệp phổ biến, được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề và tổ chức

So sánh CRM và ERP

Song song với sự phát triển của doanh nghiệp, việc nâng cấp hệ thống quản trị trở thành một trong những yêu cầu cấp thiết. CRM (Customer Relationship Management – Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng) ERP (Enterprise Resource Planning – Hoạch Định Nguồn Lực Doanh Nghiệp) là hai hệ thống phần mềm quản lý doanh nghiệp phổ biến, được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề và tổ chức. Hai nền tảng này đều góp phần tối ưu hóa quy trình kinh doanh bằng cách tự động hóa và tập trung dữ liệu, từ đó nâng cao hiệu suất làm việc, giảm thiểu sai sót và cải thiện khả năng quản lý. Không những thế, chúng còn giúp doanh nghiệp dễ dàng thu thập, lưu trữ và phân tích dữ liệu nhằm hỗ trợ quá trình đưa ra quyết định dựa trên thông tin thực tế. 

Mặc dù CRM và ERP đều hỗ trợ quản lý doanh nghiệp hiệu quả, chúng có những mục tiêu, tính năng và đặc điểm riêng biệt:

 

TIÊU CHÍ ERP 

(QUẢN LÝ NGUỒN LỰC DOANH NGHIỆP)

CRM 

(QUẢN LÝ MỐI QUAN HỆ KHÁCH HÀNG)

Chức Năng ERP là hệ thống quản lý nguồn lực doanh nghiệp, giúp tổ chức và đồng bộ hóa mọi hoạt động nội bộ từ mua hàng, quản lý kho, sản xuất, tài chính đến kế toán và báo cáo. CRM là giải pháp quản lý mối quan hệ khách hàng, giúp doanh nghiệp ghi lại thông tin cá nhân, lịch sử mua hàng và tương tác với khách hàng.
Mục Tiêu Cắt giảm chi phí bằng cách tối ưu hóa hệ thống quản lý nội bộ nhằm tăng lợi nhuận. Nâng cao doanh thu thông qua xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng
Công Dụng
  • Quản lý toàn bộ chuỗi cung ứng, từ việc đặt hàng đến theo dõi lô hàng và quản lý tồn kho.
  • Tối ưu hóa việc phân bổ tài nguyên và quản lý nhân sự trong toàn công ty.
  • Tích hợp thông tin từ các bộ phận khác nhau, giúp cải thiện tính chính xác và tiết kiệm thời gian.
  • Theo dõi và quản lý thông tin khách hàng, bao gồm lịch sử tương tác và sở thích cá nhân.
  • Tạo và quản lý các chiến dịch tiếp thị, từ việc chạy email tiếp thị đến quảng cáo truyền hình.
  • Xác định các khách hàng tiềm năng và tối ưu hóa việc tương tác với họ.
Đối Tượng Quản Lý Hoạt động và nhân sự trong công ty. Khách hàng và đối tác ngoài công ty.
Quy Mô Tập trung quản lý mọi hoạt động của doanh nghiệp. Quy mô lớn hơn CRM. Tập trung vào việc bán hàng và mở rộng thị trường. Quy mô nhỏ hơn ERP.
Người Dùng Cuối Sử dụng bởi nhiều bộ phận trong tổ chức, bao gồm tài chính, nhân sự, sản xuất và chuỗi cung ứng. Thường được sử dụng bởi bộ phận bán hàng, tiếp thị và dịch vụ hỗ trợ.
Khả Năng Tùy Chỉnh Có thể tùy chỉnh để phù hợp với nhu cầu cụ thể và mục tiêu của ngành công nghiệp, thường yêu cầu cấu hình chi tiết. tính tùy chỉnh cao để điều chỉnh các quy trình bán hàng, tiếp thị và hỗ trợ cho phù hợp với nhu cầu riêng của doanh nghiệp và khách hàng.
Loại Hình Doanh Nghiệp Phù Hợp Phù hợp với các doanh nghiệp vừa và lớn hoặc có nhu cầu mở rộng ra nhiều lĩnh vực. Phù hợp với các công ty có quy mô từ nhỏ đến lớn, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ.
Chi Phí
  • Cao hơn do quá trình triển khai, vận hành đòi hỏi sự phối hợp của nhiều phòng ban.
  • Bao gồm cả giấy phép phần mềm, phần cứng và chi phí triển khai.
  • Có chi phí ban đầu rẻ hơn do tính đơn giản hơn trong các hoạt động nội bộ và tích hợp.
  • Tuy nhiên, nếu cần 1 hệ thống CRM có tính tùy chỉnh cao hoặc dễ dàng tích hợp với các ứng dụng khác, chi phí có thể tăng lên đáng kể.
  • Mức phí cũng phụ thuộc vào loại cấp phép được chọn: cấp phép đám mây (cloud) hoặc cấp phép tự quản lý (on-premises).

Hướng Dẫn Lựa Chọn Giữa ERP và CRM: Những Yếu Tố Quyết Định

Tổng kết lại, hệ thống ERP được thiết kế để tối ưu hóa các hoạt động nội bộ trong doanh nghiệp, giúp giảm chi phí và tạo ra các quy trình vận hành hiệu quả hơn. Trong khi đó, CRM tập trung vào việc tối ưu hóa doanh thu và cải thiện quan hệ với khách hàng. Dựa trên sự khác biệt giữa CRM và ERP đã được trình bày, dưới đây là những yếu tố quan trọng mà các nhà quản lý nên xem xét khi đưa ra cân nhắc giữa ERP và CRM:

Mục Tiêu và Phạm Vi Triển Khai: 

  • Nếu ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp là tối ưu hóa quy trình nội bộ, cải thiện quản lý tổ chức và giảm thiểu chi phí thì ERP có thể là lựa chọn hàng đầu.
  • Nếu bạn đang tập trung vào tăng doanh thu, cải thiện quan hệ với khách hàng và tối ưu hóa hoạt động tiếp thị thì CRM là công cụ phù hợp.

Quy Mô Doanh Nghiệp: 

  • ERP thường phù hợp với doanh nghiệp vừa và lớn hoặc có nhiều phòng ban – nơi các quy trình liên quan đến sản xuất, quản lý kho, tài chính và nhân sự cần được tích hợp và quản lý một cách toàn diện.
  • CRM thường phù hợp với các công ty có quy mô từ nhỏ đến lớn đang mong muốn tập trung vào quản lý quan hệ khách hàng, tối ưu hóa tiếp thị và nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng.

Khả Năng Tuỳ Chỉnh và Tích Hợp:

  • Xem xét mức độ tùy chỉnh cần thiết cho doanh nghiệp. ERP và CRM đều có khả năng tùy chỉnh, nhưng mức độ này có thể khác nhau:
  • ERP: Tùy chỉnh cao, phù hợp cho các doanh nghiệp với quy trình phức tạp hoặc đặc thù.
  • CRM: Cũng có thể tùy chỉnh nhưng tập trung chủ yếu vào quy trình liên quan đến khách hàng.
  • Đảm bảo rằng phần mềm được chọn có khả năng tích hợp với các ứng dụng và hệ thống hiện có trong công ty để dễ dàng đồng bộ hoá dữ liệu.

Ngân Sách: 

Hãy xem xét kỹ càng ngân sách và khả năng tài chính của doanh nghiệp, tính toán các chi phí liên quan đến triển khai và quản lý hệ thống. ERP thường có chi phí ban đầu cao hơn so với CRM.

Kết Luận

Không có một giải pháp nào là hoàn hảo cho tất cả các doanh nghiệp. Vì vậy, việc lựa chọn giữa ERP và CRM cần dựa trên mục tiêu, quy mô và ngành nghề của từng doanh nghiệp. Hãy lưu ý rằng việc triển khai hệ thống ERP thường phức tạp hơn nhiều so với CRM. Nếu muốn bắt đầu với một giải pháp đơn giản hơn, doanh nghiệp có thể thử nghiệm CRM trước, sau đó tích hợp ERP nếu cần để bổ trợ cho CRM, và ngược lại.

Lựa chọn giữa ERP và CRM cần dựa trên mục tiêu, quy mô và ngành nghề của từng doanh nghiệp
Lựa chọn giữa ERP và CRM cần dựa trên mục tiêu, quy mô và ngành nghề của từng doanh nghiệp

Do đó, nếu công ty của bạn đang đối mặt với quyết định quan trọng này, hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia và tìm hiểu kỹ về từng giải pháp để đảm bảo đưa ra quyết định đúng đắn và phù hợp với nhu cầu và định hướng phát triển của tổ chức. Việc chọn lựa thông minh giữa ERP và CRM là tiền đề quan trọng cho sự phát triển bền vững và những thành công của doanh nghiệp trong tương lai. 

Nếu vẫn còn thắc mắc hoặc cần sự tư vấn, hãy liên hệ với Gimasys ngay hôm nay để tìm hiểu thêm về giải pháp phù hợp nhất với tổ chức của bạn!

liên hệ với gimasys
TÌM HIỂU THÊM
GIẢI PHÁP

Gửi yêu cầu thành công !

Cảm ơn bạn đã kết nối với Gimasys. Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn qua thông tin đăng ký trong thời gian sớm nhất !