Việc xây dựng một thương hiệu được yêu thích trong thị trường cạnh tranh khốc liệt ngày nay không chỉ mang lại lợi thế cạnh tranh mà còn là chìa khóa để chinh phục “trái tim” khách hàng. “Brand Love”, hay tình yêu thương hiệu, đóng vai trò then chốt trong việc tạo dựng lòng trung thành của khách hàng, thúc đẩy doanh số và xây dựng lợi thế cạnh tranh bền vững.
Bài viết này sẽ khám phá tiềm năng mà “Brand Love” mang lại cho doanh nghiệp đồng thời gợi ý các chiến lược hiệu quả để xây dựng tình yêu thương hiệu qua từng điểm chạm trong hành trình khách hàng.

Khám phá tiềm năng mà “Brand Love” mang lại cho doanh nghiệp
“Brand Love” là gì?
“Brand Love” là khái niệm mô tả mối liên kết cảm xúc mạnh mẽ giữa khách hàng và thương hiệu. Khách hàng yêu thích doanh nghiệp không chỉ vì sản phẩm hay dịch vụ mà còn vì những giá trị, cảm xúc và trải nghiệm mà thương hiệu mang lại. Đây không phải là một sự yêu thích mang tính tượng trưng hay tạm thời, mà là một sự gắn kết lâu dài, khiến khách hàng cảm thấy thương hiệu đó là một phần trong cuộc sống của họ.
Nói cách khác, khi một thương hiệu có được tình yêu của khách hàng, thương hiệu đó đã vượt qua ranh giới của việc chỉ cung cấp sản phẩm. Nó trở thành một phần của bản sắc cá nhân của khách hàng, là thứ mà họ tin tưởng, tự hào và sẵn sàng giới thiệu cho bạn bè, người thân.
Vai trò của “Brand Love”
“Brand Love” đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự thành công của doanh nghiệp. Theo nghiên cứu của Harvard Business Review khách hàng có mối quan hệ cảm xúc với thương hiệu có giá trị vòng đời khách hàng cao hơn 306% và có nhiều khả năng giới thiệu thương hiệu đó cao hơn 71% so với những khách hàng bình thường khác.
Điều này chứng tỏ, khi khách hàng yêu mến một thương hiệu, họ không chỉ sẵn lòng chi tiêu nhiều hơn, mà còn trở thành những người “kể chuyện” đầy nhiệt huyết, lan tỏa những giá trị tích cực đến cộng đồng xung quanh. Điều này tạo ra một hiệu ứng lan truyền mạnh mẽ, giúp thương hiệu xây dựng một cộng đồng người hâm mộ và gia tăng lòng trung thành, đồng thời tăng cường giá trị thương hiệu và tạo dựng lợi thế cạnh tranh bền vững trên thị trường.
“Brand Love” còn mang lại những hiệu quả tích cực đối với chiến lược marketing. Khi thương hiệu được yêu thích, các chiến dịch quảng cáo không chỉ dừng lại ở việc bán sản phẩm mà còn trở thành công cụ kết nối cảm xúc, tạo dựng mối quan hệ bền chặt với khách hàng.
Sự bền vững của “Brand Love” có thể tạo ra những cơ hội phát triển mới cho doanh nghiệp, từ việc mở rộng thị trường, phát triển sản phẩm mới đến việc xây dựng mối quan hệ với đối tác chiến lược. Chính vì thế, đầu tư vào xây dựng và duy trì tình yêu thương hiệu không chỉ là một chiến lược ngắn hạn mà là một quyết định quan trọng để đảm bảo sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp.
Xây dựng “Brand Love” qua từng điểm tiếp xúc trong hành trình khách hàng
Để xây dựng “Brand Love” một cách hiệu quả, các doanh nghiệp cần phải quan tâm đến từng điểm chạm (Customer Touch Point) trong hành trình của khách hàng. Mỗi điểm chạm này có vai trò quan trọng trong việc tạo dựng ấn tượng ban đầu và giúp duy trì mối quan hệ lâu dài giữa khách hàng và thương hiệu.

Điểm chạm trước khi mua hàng
Điểm chạm trước khi mua hàng là những tương tác đầu tiên giữa khách hàng và thương hiệu, nơi khách hàng hình thành những ấn tượng về thương hiệu. Đây là giai đoạn quan trọng trong hành trình khách hàng, vì nó có thể quyết định liệu khách hàng có muốn tiếp tục tìm hiểu và mua sản phẩm của thương hiệu hay không.
Một số điểm chạm tiêu biểu trong giai đoạn này như: quảng cáo, truyền thông xã hội, và các bài viết trên blog,… Bên cạnh đó, thách thức lớn nhất mà doanh nghiệp phải đối mặt ở điểm chạm này chính là làm thế nào để tạo ra một ấn tượng mạnh mẽ ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Khách hàng ngày nay có rất nhiều sự lựa chọn và việc gây chú ý với họ trong một biển thông tin là điều không hề dễ dàng. Do đó, để nổi bật giữa hàng nghìn thông điệp và thương hiệu khác nhau, doanh nghiệp cần tạo ra những trải nghiệm độc đáo, khác biệt và có tính kết nối cảm xúc với khách hàng.
Ví dụ: Một thương hiệu thời trang quyết định tạo ra một chiến dịch quảng cáo không chỉ giới thiệu sản phẩm mà còn kể câu chuyện về hành trình phát triển bền vững và cam kết bảo vệ môi trường của họ.
Thay vì chỉ tập trung vào các mẫu thiết kế, thương hiệu này mang đến một thông điệp mạnh mẽ về việc tạo ra những sản phẩm vừa đẹp mắt, vừa thân thiện với thiên nhiên. Họ sử dụng hình ảnh và nội dung gần gũi, dễ hiểu để kết nối với khách hàng, khiến người dùng cảm thấy được truyền cảm hứng và gắn bó với thương hiệu hơn.
Điểm chạm khách hàng trong khi mua hàng
Những tương tác giữa khách hàng và doanh nghiệp trong quá trình khách hàng quyết định mua sản phẩm được gọi là điểm chạm trong khi mua hàng. Đây là giai đoạn quan trọng để duy trì sự hứng thú và xây dựng lòng tin của khách hàng.
Điểm tiếp xúc trong giai đoạn này bao gồm trải nghiệm mua sắm tại cửa hàng, mua hàng trực tuyến, các cuộc trò chuyện với nhân viên bán hàng hay quy trình thanh toán. Ngoài ra, doanh nghiệp cần phải trả lời được câu hỏi làm sao để tạo ra một trải nghiệm mua sắm dễ dàng, thuận tiện và không có sự gián đoạn để có thể đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.
Ví dụ: Nếu một khách hàng gặp phải khó khăn khi tìm kiếm sản phẩm trên trang web của bạn, họ có thể cảm thấy thất vọng và quyết định không mua hàng. Ngược lại, nếu quy trình mua hàng mượt mà, với những khuyến mãi hấp dẫn hoặc dịch vụ khách hàng tận tâm, khách hàng sẽ có xu hướng mua hàng và quay lại lần sau.
Điểm chạm khách hàng sau khi mua hàng
Điểm chạm sau khi mua hàng là những tương tác giữa khách hàng và thương hiệu sau khi kết thúc quá trình mua sắm. Đây là giai đoạn quyết định liệu khách hàng có tiếp tục gắn bó với thương hiệu hay không. Các điểm chạm trong giai đoạn này bao gồm dịch vụ hậu mãi, chăm sóc khách hàng, các chương trình Loyalty và các cuộc khảo sát đánh giá sản phẩm.
Thách thức được đặt ra ở đây là làm sao để giữ chân khách hàng và tạo ra trải nghiệm tốt ngay cả sau khi họ đã mua hàng. Một dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tình, cùng với các chương trình Loyalty và ưu đãi đặc biệt là một trong những giải pháp giúp doanh nghiệp duy trì tình yêu thương hiệu của khách hàng.
Ví dụ: Một doanh nghiệp bán lẻ trực tuyến chuyên cung cấp sản phẩm điện tử luôn chú trọng vào dịch vụ hậu mãi. Sau mỗi giao dịch, khách hàng sẽ nhận được email cảm ơn, hướng dẫn sử dụng sản phẩm và được khuyến khích tham gia chương trình loyalty để tích điểm và nhận ưu đãi.
Doanh nghiệp cũng có thể gửi khảo sát để khách hàng đánh giá sản phẩm và dịch vụ, đồng thời cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng nhanh chóng. Những điểm chạm này giúp tạo dựng lòng trung thành và duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng.
Đo lường hiệu quả của “Brand Love”
Để đo lường sự thành công của các chiến lược xây dựng “Brand Love”, doanh nghiệp cần theo dõi các chỉ số phản ánh mức độ hài lòng và lòng trung thành của khách hàng tại mỗi điểm tiếp xúc trong hành trình của họ. Dưới đây là gợi ý một số chỉ số hữu ích mà doanh nghiệp có thể sử dụng để đánh giá hiệu quả của “Brand Love”:
Chỉ số Net Promoter Score (NPS): chỉ số đo lường sự hài lòng và khả năng khách hàng sẽ giới thiệu thương hiệu đến bạn bè và người thân của họ.
Tỷ lệ giữ chân khách hàng: là khả năng của một doanh nghiệp duy trì và giữ chân khách hàng hiện tại trong một khoảng thời gian dài. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp thành công trong việc khuyến khích khách hàng quay trở lại sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ thay vì chuyển sang các đối thủ cạnh tranh.
Mức độ tham gia của khách hàng trên các nền tảng xã hội: Sự tham gia của khách hàng trên các nền tảng xã hội, như việc chia sẻ nội dung liên quan hoặc thảo luận về thương hiệu, là một dấu hiệu cho thấy sự tăng trưởng của mức độ yêu thích doanh nghiệp.
Tỷ lệ mua hàng lặp lại: Doanh thu từ những lần mua sắm của khách hàng cũ là một chỉ số quan trọng để đo lường lòng trung thành và “Brand Love”, đồng thời xác nhận sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn mang lại giá trị lớn cho khách hàng.
Kết luận
Xây dựng “Brand Love” với khách hàng trung thành là cả một hành trình dài, đòi hỏi sự kiên trì và nỗ lực không ngừng. Bằng cách tập trung vào việc mang lại trải nghiệm khách hàng tuyệt vời trên mọi điểm chạm, doanh nghiệp có thể tạo dựng một thương hiệu được yêu thích và đạt được thành công bền vững.
Việc xây dựng tình yêu thương hiệu không chỉ giúp tăng cường lòng trung thành của khách hàng mà còn giúp doanh nghiệp tạo ra một cộng đồng gắn bó và ủng hộ nhiệt tình. Hành trình xây dựng “Brand Love” cần được thực hiện qua từng điểm tiếp xúc với khách hàng, từ trước khi mua hàng, trong khi mua hàng cho đến sau khi mua hàng để tối ưu hoá kết quả kinh doanh.
Với sự phát triển của công nghệ ngày nay, giải pháp White Space sẽ hỗ trợ đo lường sự trung thành của khách hàng, đồng thời đề xuất các chiến lược phù hợp để tối ưu hoá các điểm chạm cũng như là phát triển “Brand Love” một cách hiệu quả nhất.