Ngân hàng số vươn mình phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới

396
MỤC LỤC

Ngân hàng số là một thành tố quan trọng trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia. Nhận thấy được tầm quan trọng này, hầu hết các ngân hàng đều từng bước nhanh chóng thực hiện số hoá các hoạt động của mình. Việc chuyển đổi kỹ thuật số cũng đã giúp các ngân hàng đem tới sự thuận tiện cho khách hàng, mở rộng khả năng tiếp cận từ các dịch vụ tài chính,…Cùng Gimasys tìm hiểu các xu hướng chuyển đổi của các ngân hàng số và cách họ vượt qua thách thức như thế nào tại bài viết dưới đây.

Thực trạng hoạt động của các ngân hàng tại Việt Nam

Ngan-hang-so-vuon-minh-phat-trien-manh-me-trong-ky-nguyen-moi

Tại Việt Nam, trong những năm gần đây quá trình phát triển của ngân hàng số đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Các ứng dụng di động của các ngân hàng ra mắt với nhiều tính năng hiện đại, tiện dụng và được người dùng đánh giá cao. Ứng dụng ngân hàng cũng là một trong những lý do khiến khách hàng gắn bó với ngân hàng đó. 

Theo thống kê của hiệp hội ngân hàng Việt Nam, tính đến tháng 4/2021 có 79 tổ chức tài chính cung cấp các dịch vụ thanh toán trực tuyến, 49 tổ chức hỗ trợ thanh toán qua di động. Lượng giao dịch thông qua internet tăng 65,9% về số lượng và tăng đến 31,2% về giá trị giao dịch. Các giao dịch thông qua mã QR cũng có bước tăng đáng kể. 

Tính đến hết tháng 4/2022, các giao dịch thông qua hệ thống ngân hàng đã có bước tăng trưởng đáng kể, hơn 32,37% so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể:

  • Giao dịch không tiền mặt tăng 27,5% về giá trị, 69,7% về số lượng
  • Giao dịch qua điện thoại di động tăng 86,68% về giá trị, 97,6% về số lượng 
  • Tổng số ví điện tử được kích hoạt tăng 10,37%
  • Trong thời gian đại dịch diễn gia, tốc độ tăng trưởng của mobile banking đạt 200%, giao dịch hàng ngày trên di động đạt 300 tỷ đồng/ngày.

Có thể thấy, mức độ gia tăng của ngân hàng số tại Việt Nam vô cùng mạnh mẽ. Sự thay đổi thói quen của người dân cũng là một tác động lớn để buộc các ngân hàng chuyển đổi lên nền tảng số.

Tuy nhiên, các ngân hàng Việt Nam vẫn còn gặp nhiều điểm hạn chế trong quá trình chuyển đổi của mình.

  • Hạn chế về mặt công nghệ: Hiện tại, các ngân hàng chủ yếu còn đang trong giai đoạn chuyển đổi một phần thông qua các dịch vụ ngân hàng điện tử. Các công nghệ AI, bigdata hay chatbot,…đều gặp những hạn chế kể cả đối với nhiều ngân hàng có mức tài chính tốt. 
  • Hạn chế về nhân lực: Để vận hành ngân hàng số, yêu cầu nguồn nhân lực phải có những hiểu biết nhất định về lĩnh vực này. Tuy nhiên, các ngân hàng Việt đang thiếu hụt số lượng lớn nhân sự trong việc xây dựng và vận hành ngân hàng số. Số lượng nhân viên có đủ tầm nhìn, kiến thức và năng lực chuyên môn để đáp ứng cho các công tác chuyển đổi chưa nhiều, quá trình đào tạo gặp nhiều bất cập,
  • Vấn đề bảo mật: Đây là một vấn đề vô cùng nhạy cảm trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Trong quá trình chuyển đổi còn gặp nhiều hạn chế về mặt công nghệ, đồng nghĩa với việc các ngân hàng còn chịu nhiều rủi ro về mặt bảo mật. Các công tác đảm bảo an toàn dữ liệu và bảo mật còn chưa được chú trọng, đây là một hạn chế vô cùng lớn nhưng lại ít được quan tâm của nhiều ngân hàng Việt trong hiện tại.

Xu hướng chuyển đổi số ngân hàng hiện đại

Xu huong chuyen doi so ngan hang hien dai

Để vượt qua những thách thức, các ngân hàng Việt không ngừng cập nhật những xu hướng chuyển đổi số hiện đại để thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp. Để thành công trong bối cảnh công nghệ kỹ thuật số đang phát triển một cách nhanh chóng, các ngân hàng nên chú trọng vào việc đề xuất giá trị để nâng cao trải nghiệm khách hàng. Cùng với đó, việc tận dụng dữ liệu để tạo ra giá trị cũng được áp dụng triệt để. Để làm được điều này, các ngân hàng cần ưu tiên các hoạt động kinh doanh tuỳ thuộc vào nguồn lực cũng như ngân sách của mình. Đổng thời, việc xây dựng các nền tảng kỹ thuật số sẽ hỗ trợ cho toàn bộ hành trình của khách hàng từ tìm kiếm đến quản lý.

Đối với các giao dịch ngân hàng hàng ngày, nền tảng cần được đơn giản hoá các giao dịch. Bằng cách tích hợp các giao dịch đó vào hành trình của khách hàng, cung cấp các quyền truy cập nhanh chóng và thuận tiện cho các nhà bán lẻ và bên cung cấp dịch vụ khác nhau. Khách hàng có được trải nghiệm nhanh chóng và thuận tiện nhất khi thực hiện các giao dịch.

Các nền tảng phục vụ sự kiện gia đình và đời sống cũng được quan tâm. Các nền tảng này sẽ cung cấp một giải pháp toàn diện bằng cách hợp tác với nhiều doanh nghiệp khác nhau. Mục tiêu của sự hợp tác là tạo ra hệ sinh thái hỗ trợ toàn bộ hành trình tìm kiếm và quản lý các hoạt động thường ngày. 

Cuối cùng, các nền tảng dịch vụ bảo vệ và tài sản tạo ra sự khác biệt thông qua dữ liệu khách hàng. Các giải pháp tư vấn được cá nhân hoá cao, trao quyền cho các nhà đầu tư/khách hàng để đưa ra quyết định sáng suốt về việc phát triển và bảo vệ tài sản. 

Những yếu tố thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của các ngân hàng

Ngành ngân hàng đang trải qua một sự chuyển đổi lớn từ những tiến bộ của công nghệ và sự thay đổi hành vi khách hàng. Nếu nắm bắt quá trình chuyển đổi và tận dụng các công nghệ hàng đầu, các ngân hàng có thể đem tới các trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng và tạo ra giá trị thông qua các dữ liệu. Dưới đây là 7 yếu tố thúc đẩy các ngân hàng Việt đẩy mạnh chuyển đổi số:

  1. Ứng dụng di động: Hiện nay, việc sử dụng rộng rãi các thiết bị di động, đặc biệt là điện thoại di động thúc đẩy quá trình truy cập thông tin và đưa ra quyết định nhanh chóng. Điều này thúc đẩy các ngân hàng phát hành ngân hàng di động. Ngân hàng di động sẽ cung cấp các trải nghiệm thu thập dữ liệu chất lượng cao, truy cập ngay vào các tính năng và gia tăng trải nghiệm người dùng. Ngoài ra, sự xuất hiện của các “siêu ứng dụng” càng khẳng định tầm quan trọng của ngân hàng di động trong lĩnh vực tài chính. 
  2. Xu hướng lấy khách hàng làm trọng tâm: Các ngân hàng cần phải đặt khách hàng làm trọng tâm trong quá trình chuyển đổi của mình. Các ngân hàng có thể cung cấp các dịch vụ có liên quan và thực sự có giá trị cho khách hàng bằng cách hiểu khách hàng đang muốn và có nhu cầu gì. Các hoạt động thu thập và phân tích dữ liệu khách hàng giúp các ngân hàng cung cấp các dịch vụ được nhắm mục tiêu và cá nhân hóa, đồng thời cung cấp trải nghiệm khách hàng liền mạch trên tất cả các kênh. 
  3. Cải tiến liên tục: Chuyển đổi số trong ngân hàng là một quá trình cải tiến liên tục. Các ngân hàng cần phải sẵn sàng thích nghi và thay đổi khi các công nghệ mới và hành vi của khách hàng thay đổi để duy trì tính cạnh tranh. Điều này có nghĩa doanh nghiệp cần thường xuyên đánh giá lại chiến lược kỹ thuật số và thực hiện những thay đổi khi cần thiết. Đặc biệt là đối với các công nghệ và mô hình đang áp dụng.
  4. Cơ sở hạ tầng hiện đại hoá: Cơ sở hạ tầng hiện đại là một trong những yếu tố quan trọng để nâng cao hoạt động của mọi doanh nghiệp trong thời đại mới. Các ngân hàng cần nâng cấp phần cứng, phần mềm, mạng nhằm hỗ trợ các hoạt động kỹ thuật số cho nội bộ và trải nghiệm của khách hàng được liền mạch. Nó cũng liên quan đến biện pháp bảo mật để bảo vệ dữ liệu khách hàng và đảm bảo các giao dịch kỹ thuật số không gặp vấn đề hay gián đoạn.
  5. Mô hình hoạt động: Chuyển đổi số buộc các ngân hàng có sự thay đổi nhất định so với mô hình hoạt động truyền thống. Điều này có thể liên quan đến việc hợp lý hoá các quy trình, tích hợp các hệ thống mới và thay đổi cơ cấu tổ chức để phù hợp với các chiến lược kỹ thuật số của ngân hàng. Các ngân hàng cũng phải đảm bảo rằng nhân viên của họ được trang bị những kỹ năng cần thiết để các chiến lược có thể được thực thi một cách hiệu quả. 
  6. Sức mạnh của dữ liệu: Dữ liệu là yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong ngành tài chính – ngân hàng. Bằng cách tận dụng dữ liệu khách hàng, các ngân hàng có thể thu thập những insight có giá trị về hành vi, sở thích của khách hàng. Từ đó, các ngân hàng có thể cải thiện quy trình đưa ra quyết định của họ và cung cấp các dịch vụ phù hợp được cá nhân hoá. Các công nghệ cần thiết cho quá trình thu thập và sử dụng dữ liệu bao gồm: công cụ phân tích xác định xu hướng, mô hình; trí tuệ nhân tạo, máy học,…giúp tự động hóa quy trình và cung cấp các dịch vụ nhắm đúng mục tiêu cho khách hàng.
  7. Thị trường hoàn toàn được quản lý và vận hành bằng công nghệ số: ngành ngân hàng đang được chuyển đổi bởi sự xuất hiện của một thị trường hoàn toàn dựa trên kỹ thuật số. Nơi mà khách hàng mong đợi khả năng tiếp cận các giải pháp tài chính một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất, ngay trên thiết bị di động của họ. Các ngân hàng cần nắm bắt các công nghệ số để xây dựng lợi thế cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Điều này có nghĩa là cần phải cung cấp các dịch vụ kỹ thuật số đồng thời cung cấp những trải nghiệm liền mạch, an toàn và thuận tiện dành cho khách hàng.

Các công nghệ ứng dụng

Các ngân hàng hiện đại đang sử dụng các công nghệ tiên tiến như một phương tiện để cải thiện các hoạt động dịch vụ và các hoạt động kinh doanh. Có 7 công nghệ hiện đại đang được hầu hết các ngân hàng tìm hiểu và sử dụng trong doanh nghiệp của mình. 

Tự động hóa quy trình bằng robot (RPA)

RPA được các ngân hàng sử dụng để tự động hoá các tác vụ thường xuyên được lặp đi lặp lại. Nhân viên có nhiều thời gian để tập trung vào các công việc gia tăng giá trị hơn. RPA có thể tự động hoá các quy trình như nhập dữ liệu hay đối chiếu các tài khoản và dịch vụ khách hàng. Công nghệ này cải thiện hiệu quả, gia tăng độ chính xác của các quy trình, giảm chi phí và cải thiện trải nghiệm khách hàng.

Sinh trắc học

Các công nghệ sinh trắc học như nhận diện khuôn mặt hay quét dấu vân tay đang được các ngân hàng sử dụng để gia tăng tính bảo mật và tiện lợi cho các dịch vụ. Sinh trắc học giúp nhận diện khách hàng, giảm rủi ro và gian lận, hợp lý hoá các quy trình. Các ngân hàng có ứng dụng di động tại Việt Nam hầu hết đã cho phép sử dụng dấu vân tay để đăng nhập vào tài khoản một cách nhanh chóng hơn.

Thiết bị di động và nhúng

Các thiết bị di động và công nghệ nhúng đã cách mạng hóa cách thức mà các ngân hàng tương tác với khách hàng của họ. Các ngân hàng có thể cung cấp dịch vụ một cách thuận tiện, dễ tiếp cận hơn cho khách hàng của mình. Bằng cách tận dụng các công nghệ như ví kỹ thuật số và thiết bị thông minh, các ngân hàng đã nâng cao trải nghiệm của khách hàng, cải thiện hiệu quả hoạt động và tăng các tương tác của khách hàng với ngân hàng. 

Ngoài ra, thiết bị di động và thiết bị nhúng có thể xây dựng các mô hình kinh doanh và luồng doanh thu mới, chẳng hạn như thanh toán di động và chuyển khoản P2P. Thông qua việc tích hợp với các giải pháp ngân hàng hiện có, những công nghệ này nâng cao khả năng của chúng và cung cấp cho khách hàng trải nghiệm ngân hàng thậm chí còn toàn diện hơn.

Trí tuệ nhân tạo và máy học 

Những công nghệ này đang được các ngân hàng số sử dụng để phân tích lượng lớn dữ liệu, tự động hoá các quy trình và cung cấp các dịch vụ được cá nhân hoá. Chúng giúp cải thiện độ chính xác và tốc độ phát hiện gian lận, chấm điểm tín dụng và dịch vụ khách hàng. Không chỉ vậy, các ngân hàng cũng đang sử dụng các công nghệ này để cá nhân hóa các dịch vụ.

Thu thập, quản lý và phân tích dữ liệu lớn

Dữ liệu lớn đang đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong ngành ngân hàng, giúp các ngân hàng đưa ra quyết định sáng suốt, cải thiện trải nghiệm của khách hàng và tăng tính cạnh tranh so với đối thủ. Các ngân hàng đang sử dụng dữ liệu lớn để thu thập, lưu trữ và phân tích dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm các giao dịch của khách hàng, phương tiện truyền thông xã hội và các nguồn khác. Công nghệ này giúp xác định các mẫu và xu hướng trong hành vi của khách hàng, nhắm mục tiêu các nỗ lực tiếp thị và ngăn chặn gian lận. Ví dụ: HSBC đang sử dụng dữ liệu lớn để cải thiện phân khúc và nhắm mục tiêu khách hàng của mình, dẫn đến sự tương tác của khách hàng tốt hơn và doanh số bán hàng cao hơn.

Công nghệ đám mây

Cloud cho phép các ngân hàng chuyển từ cơ sở hạ tầng lỗi thời và không linh hoạt sang một nền tảng linh hoạt và có thể mở rộng hơn. Các ngân hàng sử dụng công nghệ đám mây để lưu trữ và quản lý dữ liệu, chạy ứng dụng và lưu trữ dịch vụ. Công nghệ này đã cho phép các ngân hàng trở nên nhanh nhẹn hơn, đáp ứng nhu cầu thay đổi của khách hàng nhanh hơn và giảm chi phí hoạt động. 

Blockchain

Công nghệ blockchain đang cách mạng hóa cách thức thực hiện các giao dịch, đảm bảo rằng chúng an toàn, minh bạch và chống giả mạo. Nó loại bỏ các bên trung gian, giảm chi phí và hợp lý hóa các quy trình. Các ngân hàng đang sử dụng blockchain để tạo ra các sản phẩm mới, chẳng hạn như tiền kỹ thuật số, đồng thời cải thiện tốc độ và hiệu quả của các giao dịch xuyên biên giới.

Salesforce CRM – là công ty cung cấp giải pháp CRM #1 Thế giới đã tích hợp các công nghệ tiên tiến nhất kể trên vào giải pháp CRM dành cho ngân hàng và các dịch vụ tài chính. Nền tảng được xây dựng trên cơ sở hạ tầng cloud linh hoạt. Cùng với đó, mọi dữ liệu khách hàng từ đa kênh được hợp nhất và chia sẻ trên một nền tảng duy nhất, xây dựng một trải nghiệm liền mạch cho khách hàng. Tìm hiểu thêm về CRM dành cho ngành tài chính – ngân hàng: TẠI ĐÂY

Tóm lại, các ngân hàng tại Việt Nam đã đang và sẽ không ngừng chuyển đổi và áp dụng các công nghệ số vào quy trình, mô hình kinh doanh của mình. Với nhu cầu ngày càng tăng về trải nghiệm, hiệu quả và bảo mật được cải thiện của khách hàng, các ngân hàng đang tận dụng các công nghệ đổi mới để tăng cường hoạt động và dịch vụ của họ. Mỗi công nghệ đóng một vai trò riêng trong việc cải thiện khả năng của các giải pháp ngân hàng hiện có và mang đến những cơ hội độc đáo mới. 

liên hệ với gimasys
TÌM HIỂU THÊM
GIẢI PHÁP

Gửi yêu cầu thành công !

Cảm ơn bạn đã kết nối với Gimasys. Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn qua thông tin đăng ký trong thời gian sớm nhất !