Xu hướng chuyển đổi số trong ngành Logistics

271
MỤC LỤC

Sự phát triển của khoa học và công nghệ ngày càng tác động sâu sắc đến kinh tế, sản xuất của toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng. Việc này làm tốc độ phát triển kinh tế nhanh hơn, thông minh hơn và hiệu quả hơn. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển văn hoá.

Ngày nay, mọi thứ phần lớn diễn ra trực tuyến nhiều hơn, thì tốc độ & thời gian là các yếu tố đe dọa cho ngành Logistics nếu không có sự chuyển đổi kỹ thuật số.

Đọc thêm:

Tại sao doanh nghiệp logistics cần chuyển đổi số

Từ những ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, các chuyên gia dự đoán chi tiêu toàn cầu cho chuyển đổi số cho ngành Logistics ước tính đạt 84,6 tỷ USD vào năm 2027. Đây sẽ là một trong những chiến lược kinh doanh quan trọng cho các doanh nghiệp trong những năm tới.

Khi các doanh nghiệp Logistics chuyển đổi số sẽ giúp nâng cao hiệu suất trong các quy trình vận chuyển. Giá cước vận chuyển tính theo thời gian thực, vận đơn không cần giấy tờ và tự động hóa tối đa các quy trình sẽ cải thiện đáng kể hiệu quả hoạt động.

Từ đó cho thấy một số động lực chính trong việc thúc đẩy chuyển đổi số của ngành Logistics chính là:

  • Hiệu quả chi phí.

  • Hiệu quả hoạt động.

  • Tạo ra mô hình kinh doanh mới.

  • Mở rộng sang thị trường mới.

  • Tăng khả năng cạnh tranh.

Theo khảo sát do Telstra Global & The Economist Intelligence Unit thực hiện, để tìm hiểu mức độ chấp nhận chuyển đổi kỹ thuật số trong các ngành công nghiệp khác nhau. Họ đã khảo sát 2.620 giám đốc điều hành doanh nghiệp từ 11 ngành công nghiệp tại 45 thành phố trên khắp thế giới. Kết quả của cuộc khảo sát cho thấy Logistics & Vận tải đứng thứ 5 trong số 11 ngành trên toàn cầu với 6,61 điểm chấp nhận chuyển đổi kỹ thuật số.

Xu hướng chuyển đổi số ngành logistics
Xu hướng chuyển đổi số ngành logistics

Theo bảng xếp hạng của Agility 2022, thị trường logistics Việt Nam được xếp hạng thứ 11 trong nhóm 50 thị trường logistics toàn cầu. Tỷ lệ tăng trưởng kép hằng năm (CAGR) giai đoạn 2022-2027 của thị trường logistics Việt Nam được dự báo đạt mức 5,5%.

Vì vậy những doanh nghiệp logistics cần hiểu và nắm rõ những xu hướng chuyển đổi số của ngành Logistics để từ đó đưa ra những chiến lực phát triển kinh doanh phù hợp.

Thách thức trong quá trình chuyển đổi số ngành Logistics

Chuyển đổi số ngày càng trở nên quen thuộc với nhiều ngành nghề, nhiều doanh nghiệp khác nhau. Tuy nhiên nó vẫn là một thách thức cho những doanh nghiệp đã và đang chuyển đổi số.

Thách thức từ Mục tiêu cho đến kế hoạch triển khai việc chuyển đổi số cho doanh nghiệp Logistics.

Một số doanh nghiệp logistics đang “miễn cưỡng” chuyển đổi để tránh tình trạng lạc hậu so với các doanh nghiệp khác. Nên khi tiến hành triển khai dẫn đến không xác định được mục tiêu rõ ràng.

Chuyển đổi số có nhiều mục tiêu khác nhau tùy theo nhu cầu của doanh nghiệp. Việc xác định rõ mục tiêu để tránh việc triển khai bị sai lệch, tốn kém chi phí thực hiện nhưng hiệu quả mang lại không cao.

Mục tiêu chuyển đổi số ngành logistics
Mục tiêu chuyển đổi số ngành logistics

Đào tạo nhân lực.

Nhân lực của ngành Logistics đòi hỏi cần có chuyên môn và kỹ năng cao. Đặc biệt trong giai đoạn chuyển đổi sang các giải pháp công nghệ mới, đòi hỏi doanh nghiệp cần đào tạo chuyên sâu để có thể tận dụng được tối ưu các công nghệ mà doanh nghiệp sử dụng.

Chi phí đầu tư công nghệ.

Để có thể thực hiện chuyển đổi số trong Logistics, doanh nghiệp cần đầu tư những công nghệ tiên tiến như hệ thống quản lý kho, quản lý chuỗi cung ứng, theo dõi và báo cáo tình trạng đơn hàng. Có thể nói chi phí đầu tư khá cao. Tuy nhiên, hầu hết những doanh nghiệp Logistics tại Việt Nam phần lớn là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây có thẻ là một thách thức với họ khi thực hiện chuyển đổi.

Đơn vị triển khai giải pháp phần mềm.

Logistics là một ngành đặc thù, doanh nghiệp cần lựa chọn đơn vị có kinh nghiệm triển khai giải pháp phần mềm cho ngành. Đơn vị này không chỉ  nắm rõ các vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp phải mà cần có năng lực công nghệ vững chắc. Việc này giúp các đơn vị đưa ra giải pháp phù hợp, triển khai nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.

Đơn vị triển khai phần mềm phải có khả năng tích hợp với các hệ thống mà doanh nghiệp hiện có. Việc làm này giúp tạo một hệ thống dữ liệu được liền mạch, giúp tăng sự kết nối giữa các bộ phận để từ đó tăng hiệu suất làm việc.

Cạnh tranh trong ngành.

Để duy trì và tăng cường vị thế, các doanh nghiệp cần liên tục đổi mới và tạo ra giá trị khác biệt để thu hút khách hàng và đối tác. Vì thế phải không ngừng đổi mới và cải thiện quy trình công nghệ của mình để nâng cao hiệu quả công việc, tăng khả năng cạnh tranh trong và ngoài nước.

Tính bảo mật dữ liệu

Đây là một trong những yếu tố quan trọng trong việc chuyển đổi số.  Những quy định pháp lý và quản lý trong ngành logistics đòi hỏi doanh nghiệp nâng cao tính bảo mật trong quản lý rủi ro và an ninh thông tin, tránh bị rò rỉ thông tin doanh nghiệp và thông tin khách hàng.

Các công nghệ thay đổi tương lai ngành Logistics

Hiện nay công nghệ ngày càng thay đổi và phát triển theo xu hướng hiện đại hoá hơn như trí tuệ nhân tạo, hay các thiết bị tự động,… Những công nghệ này tác động mạnh mẽ đến thay đổi trong tương lai của ngành Logistics.

Một số công nghệ đang và sẽ được ứng dụng trong việc chuyển đổi số ngành Logistics.

Chuỗi cung ứng tích hợp IOT

Internet of Things (IoT) đây là một hệ thống các thiết bị, máy móc kỹ thuật số và con người kết nối với nhau, có khả năng truyền dữ liệu qua mạng không dây nhanh chóng.

Dự báo cho thấy IoT có khả năng tạo ra một thế giới thương mại thông minh hơn và kết nối hơn. Lợi ích IoT mai lại cho chuỗi cung ứng.

  • Quản lý các trạng thái vận chuyển của hàng hoá.

  • Kiểm soát số lượng hàng hoá trong kho.

  • Kiểm soát các dữ liệu theo thời gian thực một cách chính xác.

IoT có khả năng tạo ra một thế giới thương mại thông minh hơn và kết nối hơn
IoT có khả năng tạo ra một thế giới thương mại thông minh hơn và kết nối hơn

AI & ML (Trí tuệ nhân tạo và máy học)

AI & ML là những công nghệ phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây. Chúng được nhiều hàng công nghệ lớn như Google, Microsoft, Amazon,.. đầu tư và phát triển ra những sản phẩm hữu ích cho con người. Đối với doanh nghiệp logistics, AI & ML giúp doanh nghiệp giải quyết vấn đề quản trị kho và dữ liệu. Ngoài ra cho phép tích hợp và quản lý trên nhiều nền tảng khác nhau một cách dễ dàng.

Công nghệ điện toán đám mây.

Đây là giải pháp công nghệ được coi là điện toán máy chủ ảo cung cấp tài nguyên máy tính liên kết với mạng Internet. Ngày nay, phần lớn các doanh nghiệp có sử chuyển dịch dữ liệu lên nền tảng công nghệ điện toán đám mây. Việc làm này giúp tối ưu hoá quy trình làm việc, giảm thiểu chi phí lưu trữ truyền thống và thông tin lưu trữ có tính bảo mật cao. Doanh nghiệp có thể phân tích dữ liệu theo giời gian thực và làm việc mọi lúc, mọi nơi. Từ đó, nâng cao năng suất làm việc và hiệu quả kinh doanh.

Blockchain

Blockchain là công nghệ cho phép truyền tải dữ liệu một cách an toàn dựa trên hệ thống mã hóa vô cùng phức tạp. Công nghệ này giúp ngành logistics quản lý hàng tồn kho thông minh hơn. Giúp doanh nghiệp kiểm soát số lượng theo thời gian thực tránh tình trạng thất thoát không mong muốn.

Bên cạnh đó nó còn có khả năng bảo mật cao. Vì mỗi block chứa thông tin về thời gian khởi tạo và được liên kết với khối trước đó, kèm theo đó là một mã thời gian và dữ liệu giao dịch. Blockchain được thiết kế để chống lại việc gian lận, thay đổi của dữ liệu. Đây là một loại công nghệ rất linh hoạt và phát triển không ngừng. Khó có thể làm giả, và luôn minh bạch trong mọi thông tin.

Tóm lại, chuyển đổi số ngành logistics đòi hỏi một quy trình và kế hoạch cụ thể, ứng dụng các công nghệ phù hợp, xây dựng một hệ sinh thái mới mạnh mẽ và phát triển bền vững.

liên hệ với gimasys
TÌM HIỂU THÊM
GIẢI PHÁP

Gửi yêu cầu thành công !

Cảm ơn bạn đã kết nối với Gimasys. Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn qua thông tin đăng ký trong thời gian sớm nhất !