Sự phát triển liên tục của công nghệ liên đã góp phần vào quá trình chuyển đổi số, mang lại nhiều cải tiến mới giúp nâng cao năng xuất của ngành Logistics. Các doanh nghiệp ngành này không chỉ cạnh tranh dựa trên tốc độ vận chuyển hay số lượng hàng hoá vận chuyển mà còn cạnh tranh về dữ liệu, được xem là tài sản của doanh nghiệp trong thời đại số.
Đối với ngành Logistics, phân tích và trình bày dữ liệu một cách trực quan giúp doanh nghiệp có thể nắm bắt được những lợi ích tiềm năng, có những quyết định phù hợp và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Phân tích dữ liệu trong ngành logistics là gì?
Phân tích dữ liệu góp phần nâng cao chất lượng cho chuỗi cung ứng bằng cách sử dụng dữ liệu tối ưu mang lại sự ổn định cho quy trình vận chuyển, tăng cường chất lượng kinh doanh, tiết kiệm chi phí vận hành và cung cấp dịch vụ tốt cho khách hàng. Tuy nhiên, thách thức mà phân tích dữ liệu trong ngành logistics phải đổi mặt là thiếu nguồn nhân lực chất lượng, ứng dụng công nghệ vào mô hình kinh doanh.
Với các công cụ phân tích dữ liệu, doanh nghiệp có thể nhìn thấy tình trạng đơn hàng đang vận chuyển, trạng thái xuất nhập kho cho đến giá cả vận chuyển hàng hoá. Việc này giúp doanh nghiệp hiểu hơn về cách thức vận hành chuỗi cung ứng của công ty, nắm bắt cơ hội hợp tác, phát triển kinh doanh.
Ngành Logistics dự kiến mở rộng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm từ năm 2021 đến năm 2028. Các doanh nghiệp Logistics phải đối mặt với bài toán tăng hiệu quả quản trị để phù hợp với tốc độ phát triển. Để giải bài toán này, các nhà lãnh đạo cần đặt ra kế hoạch hành động ngắn hạn và dài hạn dựa trên những kết quả từ việc phân tích dữ liệu.
Vai trò của việc phân tích dữ liệu với các doanh nghiệp logistics
Khả năng hiển thị chuỗi cung ứng (Supply chain visibility)
Với các công cụ của phân tích dữ liệu, doanh nghiệp Logistics kiểm soát và điều chỉnh hoạt động của chuỗi cung ứng, tạo ra bức tranh tổng thể và toàn diện từ giai đoạn đầu đến giai đoạn cuối (end-to-end process) để có thể:
- Kiểm soát số lượng hàng hóa trong kho.
- Kiểm soát tình trạng đơn hàng,
- Giảm rủi ro, phát hiện kịp thời và xử lý nhanh chóng các trường hợp bất thường.
- Thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu theo thời gian thực.
Từ đó doanh nghiệp cải thiện vận hành của mình và loại bỏ những khâu dư thừa kém hiệu quả.
Tối ưu hóa tuyến đường (Route planner optimizer)
Là một trong những công việc được ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp Logistics để có thể tiết kiệm chi phí vận hành của mình. Ngày nay, có nhiều phần mềm khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu, mô hình kinh doanh để hỗ trợ và tối ưu tuyến đường đi.
Để có thể tối ưu hóa tuyến đường đi tốt nhất, doanh nghiệp dựa vào việc phân tích dữ liệu bằng những phương pháp như GPS, dữ liệu động đẳng,… Đưa ra những tuyến đường đi phù hợp, tiết kiệm chi phí và thời gian cũng như dự đoán chính xác thời gian vận chuyển của hàng hoá.
Phân tích và nâng cao hiệu quả sản xuất
Phân tích dữ liệu giúp doanh nghiệp theo hỏi các chỉ số cũng như hiệu suất kinh doanh của mình để không ngừng cải thiện và nâng cao quy trình làm việc. Không những thế, phân tích còn chỉ ra điểm yếu, điểm thiếu sót, chậm trễ và hàng hoá bị hỏng trong ngành logistics, từ đó doanh nghiệp kịp thời giải quyết, chỉnh sửa. Nâng cao chất lượng cạnh tranh của mình với các doanh nghiệp khác cũng như tăng trải nghiệm tốt cho khách hàng.
Dự báo các hoạt động trong tương lai
Dự báo các hoạt động tương lại là một yếu tố quan trọng trong việc phát triển doanh nghiệp. Việc dự báo đúng giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất, nâng cấp nhu cầu và mở rộng mạng lưới phù hợp tránh lãng phí tài nguyên cũng như rút ngắn thời gian cung cấp dịch vụ cho khách hàng giúp tăng lòng trung thành của khách hàng và mở rộng được tệp khách hàng tiềm năng.
Quản trị dữ liệu
Phân tích dữ liệu giúp quản trị, sắp xếp dữ liệu một cách tối ưu để tạo ra tính toàn diện của quản lý chuỗi cung ứng. Khi số hóa mang lại sức mạnh cho các doanh nghiệp hậu cần, nó cũng nâng cao năng suất và tối ưu hóa các dịch vụ.
Đọc thêm:
Các công nghệ tương lai hỗ trợ phân tích dữ liệu ngành logistics
Số hóa chuỗi cung ứng (Digitalization)
Số hóa chuỗi cung ứng là ứng dụng các dịch vụ, kỹ thuật tiên tiền vào các hoạt động khác nhau của ngành logistics để hợp lý hóa hoạt động, cải thiện quản lý và tăng khả năng hiển thị.
hình thức này giúp tối ưu hóa chuỗi cung ứng bằng cách giải quyết những thách thức trong thời kỳ công nghiệp 4.0 và mang lại hoạt động kinh doanh chính xác hơn, hiệu quả và linh hoạt hơn.
Ba lĩnh vực chính mà các doanh nghiệp quan tâm trong hoạt động số hoá chuỗi cung ứng: quản lý dữ liệu, tích hợp quy trình và sử dụng các công cụ kỹ thuật số trong thực hiện quy trình.
Phân tích dữ liệu và Logistics Big Data
Big Data lại chứa trong nhiều thông tin quan trọng của doanh nghiệp. Dữ liệu này hỗ trợ trong việc kinh doanh, thông tin khách hàng , dự đoán nhu cầu cung cầu và xác định điều kiện giao thông theo thời gian thực. Chính vì thế, những dữ liệu này phải được thu thập, tổ chức, lưu trữ, tìm kiếm, chia sẻ theo một cách khác so với bình thường.
Áp dụng nền tảng công nghệ đám mây trong Logistics (Cloud Logistics)
Điện toán đám mây là nơi để lưu trữ thông tin, cho phép dùng truy cập dữ liệu thông qua kết nối mạng một cách dễ dàng, mọi lúc, mọi nơi. Tại đây tất cả các thành viên trong công ty có thể làm việc cùng với nhau. Từ đó có thể bao quát các hoạt động diễn ra trong doanh nghiệp.
Nền tảng đám mây giúp thông tin được lưu trữ bảo mật, an toàn. Doanh nghiệp dễ dàng mở rộng khi cần thiết, hoặc thu nhỏ khi nhu cầu giảm mà không tốn các chi phí phát sinh khác.
Tiến bộ công nghệ đã mang lại giải pháp toàn diện cho các doanh nghiệp Logistics. Với việc sử dụng phân tích dữ liệu, ngành này sử dụng các giải pháp để cung cấp thông tin phù hợp để điều hành quản lý chuỗi cung ứng một cách hiệu quả. Với dữ liệu thô chính xác, phân tích dữ liệu giúp tăng cường hoạt động trơn tru của các ngành hậu cần và đảm bảo hiệu quả của nó. Trong tương lai, phân tích dữ liệu sẽ cung cấp dịch vụ tốt hơn cho ngành hậu cần, giúp ngành này phát triển và củng cố từng bước.