Salesforce Hyperforce: Giải pháp kiến trúc hạ tầng tối ưu mới 

141
MỤC LỤC

Trong thời đại công nghệ số, khi dữ liệu trở thành tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp, việc tối ưu hóa hạ tầng công nghệ không chỉ là xu hướng mà còn là yếu tố sống còn. Salesforce Hyperforce ra đời như một bước đột phá, tái định nghĩa cách thức doanh nghiệp sử dụng các giải pháp quản lý quan hệ khách hàng (CRM) trên nền tảng đám mây. Kiến trúc mới này không chỉ đảm bảo khả năng mở rộng, tính linh hoạt và bảo mật cao mà còn đáp ứng các yêu cầu khắt khe về lưu trữ dữ liệu trên toàn cầu.

Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Salesforce Hyperforce, cách nó hoạt động trên các nền tảng đám mây công cộng và những lợi ích vượt trội mà nó mang lại cho doanh nghiệp hiện đại.

Salesforce Hyperforce là gì?

Salesforce Hyperforce là kiến trúc hạ tầng mới được tái thiết kế toàn diện của Salesforce, tận dụng sức mạnh của các nền tảng đám mây công cộng như Amazon Web Services (AWS), Microsoft Azure, và Google Cloud Platform. 

Salesforce Hyperforce là gì?

Hyperforce xây dựng hoàn toàn từ mã nguồn thay vì phần cứng, Hyperforce cho phép cung cấp Salesforce Customer 360 một cách linh hoạt và an toàn, bao gồm các ứng dụng như Sales Cloud, Service Cloud, Marketing Cloud, Commerce Cloud và nhiều giải pháp khác.

Hạ tầng Salesforce Hyperforce mang lại khả năng mở rộng, linh hoạt và hiệu suất cao hơn nhờ sử dụng đám mây công cộng thay vì trung tâm dữ liệu của Salesforce. Khách hàng có nhiều sự lựa chọn và kiểm soát hơn đối với nơi lưu trữ dữ liệu, từ đó cải thiện các tùy chọn liên quan đến yêu cầu về nơi đặt dữ liệu.

Public cloud là gì?

Đám mây công cộng (Public Cloud) là một phần thiết yếu trong cách tiếp cận của Salesforce Hyperforce. Đây là nền tảng lưu trữ và quản lý dữ liệu với tính linh hoạt, khả năng chia sẻ tài nguyên qua Internet và khả năng mở rộng cao. 

Salesforce Hyperforce sử dụng đám mây công cộng để thay thế các trung tâm dữ liệu truyền thống, tối ưu hóa chi phí và thời gian. Những đám mây này cung cấp lưu trữ dữ liệu cho nhiều người dùng cùng lúc bằng cách sử dụng các tài nguyên được chia sẻ thông qua Internet. 

Doanh nghiệp thường sử dụng đám mây công cộng cung cấp bởi các nhà cung cấp dịch vụ đám mây sở hữu và vận hành như Amazon Web Services (AWS), Microsoft Azure hoặc Google Platform. 

Các dịch vụ SaaS (phần mềm như một dịch vụ), PaaS (nền tảng như một dịch vụ) và IaaS (hạ tầng như một dịch vụ) của đám mây công cộng giúp doanh nghiệp dễ dàng triển khai và quản lý hệ thống mà không cần đầu tư vào cơ sở hạ tầng vật lý.

Lợi ích khi sử dụng Salesforce Hyperforce

Lợi ích khi sử dụng Salesforce Hyperforce

Khả năng mở rộng và hiệu suất vượt trội

Kiến trúc phi tập trung của Salesforce Hyperforce mang đến cho doanh nghiệp khả năng mở rộng với hiệu suất tối ưu. Khả năng mở rộng và hiệu suất vẫn được đảm bảo ngay cả khi lượng dữ liệu và số lượng người dùng tăng lên đáng kể.

Salesforce Hyperforce cho phép việc triển khai tài nguyên nhanh chóng và dễ dàng, giúp giảm thời gian triển khai từ nhiều tháng xuống chỉ còn vài tuần hoặc thậm chí vài ngày. Điều này có nghĩa là các ứng dụng Salesforce có thể xử lý các hoạt động phức tạp hơn, đòi hỏi nhiều dữ liệu hơn trong thời gian ngắn với chi phí thấp hơn.

Mở rộng phạm vi tiếp cận

Salesforce Hyperforce tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng phạm vi tiếp cận và truy cập trên toàn cầu nhờ khả năng phân phối dữ liệu và khối lượng công việc trên toàn thế giới. 

Điều này đảm bảo rằng người dùng trên các khu vực khác nhau có thể dễ dàng tiếp cận đến dữ liệu, có độ trễ thấp và hiệu quả cao khi sử dụng các tính năng và ứng dụng của Salesforce. Từ đó, nâng cao trải nghiệm người dùng mà vẫn cho phép truy cập vào các tính năng CRM quan trọng.

Lưu trữ dữ liệu linh hoạt

Thông qua Hyperforce, doanh nghiệp có thể lựa chọn lưu trữ dữ liệu tại các địa điểm cụ thể theo nhu cầu tuân thủ pháp lý hoặc các quy định khu vực.

Các doanh nghiệp có thể gắn việc triển khai Salesforce của mình với các khuôn khổ pháp lý, từ đó, đồng thời thúc đẩy sự tuân thủ và tạo dựng lòng tin cho khách hàng và các bên liên quan.

Bảo mật mạnh mẽ

Sử dụng tính năng mã hóa đầu cuối, kiểm soát truy cập và mô hình bảo mật phân tán, Salesforce Hyperforce nâng cao khả năng bảo mật tổng thể trong quá trình lưu trữ và truyền tải.

Kiến trúc bảo mật của Salesforce Hyperforce giới hạn người dùng ở mức độ truy cập “phù hợp” vào dữ liệu khách hàng giúp bảo vệ thông tin cá nhân khỏi lỗi gây ra bởi sai cấu hình. Việc mã hóa, cả khi lưu trữ và trong quá trình truyền tải, được tích hợp sẵn theo tiêu chuẩn, từ đó đảm bảo tính riêng tư và an toàn cho dữ liệu.

Đọc thêm: Bảo mật, quản lý rủi ro dữ liệu với Salesforce

Khả năng thích ứng linh hoạt

Với Hyperforce, doanh nghiệp có thể cập nhật, phát hành và bảo trì hệ thống mà không cần thời gian chết. Tính linh hoạt này giúp cải thiện tốc độ phát triển và thử nghiệm ứng dụng mới, tạo điều kiện tương tác liền mạch với hệ sinh thái như AWS.

Quá trình di chuyển từ Salesforce sang Hyperforce

Những lưu ý quan trọng

  • Sử dụng URL chung thay vì tên trường hợp để tránh gián đoạn trong quá trình bảo trì (tránh sử dụng tham chiếu trực tiếp đến các trường hợp trong mã tùy chỉnh của tổ chức Salesforce). 
  • Tránh sử dụng danh sách cho phép IP được mã hóa cứng.
  • Sử dụng danh sách IP chuyên dụng nếu cần thiết.
  • Sử dụng SNI (chỉ báo tên dịch vụ) để đảm bảo triển khai thành công giao thức HTTPS.
  • Hạn chế sử dụng các phương pháp lỗi thời như ghim chứng chỉ (certificate pinning).
  • Đảm bảo tương thích phiên bản công nghệ, chẳng hạn .NET 5.0 trở lên cho Streaming Client.
  • Khuyến khích sử dụng Streaming API phiên bản 37 trở lên.

Chuẩn bị cho quá trình chuyển sang Hyperforce

Để quá trình di chuyển sang Hyperforce diễn ra suôn sẻ, doanh nghiệp có thể follow step-by-step những hướng dẫn cụ thể như dưới đây.

  1. Đánh giá hệ thống hiện tại: xác định các yêu cầu cụ thể cần tuân thủ và xem liệu doanh nghiệp có cần mở rộng quy mô hoạt động hay không. Trong đó, việc hiểu rõ nhu cầu của công ty là bước đầu tiên quan trọng.
  2. Chọn nhà cung cấp dịch vụ đám mây công cộng phù hợp: các tích hợp với phần mềm cụ thể có thể dễ dàng hơn trong hệ sinh thái của Amazon, Google hoặc Microsoft. Hãy nghiên cứu kỹ lưỡng để lựa chọn đúng đắn, Salesforce hỗ trợ nhiều nhà cung cấp đám mây công cộng khác nhau, mang đến nhiều tùy chọn cho người dùng cuối.
  3. Xây dựng kế hoạch chi tiết: lập lộ trình rõ ràng với các mốc quan trọng, thời gian thực hiện và các hệ thống cần di chuyển. 
  4. Kiểm tra kỹ lưỡng và xác thực thông tin trước khi chính thức hoạt động: đảm bảo mọi tính năng hoạt động ổn định trước khi chính thức vận hành. Việc này giúp doanh nghiệp giảm bớt các vấn đề xảy ra trong quá trình hoạt động
  5. Theo dõi hiệu suất: giám sát hệ thống sau khi di chuyển để phát hiện và khắc phục sự cố kịp thời. Từ đó, phát hiện ra những vấn đề bất thường hoặc tiềm ẩn có thể đã bị bỏ sót trong quá trình kiểm tra ban đầu.

Salesforce Hyperforce: Tương lai của hệ thống CRM

Salesforce Hyperforce không chỉ là sự thay đổi về hạ tầng mà còn mở ra cơ hội mới để doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động, cải thiện hiệu suất và nâng cao trải nghiệm khách hàng. 

>> Khám phá thêm về: Journey Builder là gì? Khám phá cách công cụ tạo ra trải nghiệm khách hàng xuất sắc trong Marketing Cloud

Với tính linh hoạt, bảo mật mạnh mẽ và khả năng mở rộng toàn cầu, Hyperforce là lựa chọn lý tưởng cho các tổ chức muốn tận dụng tối đa sức mạnh của công nghệ đám mây công cộng để phục vụ cho hoạt động doanh nghiệp nói chung và hoạt động CRM nói riêng.

LIÊN HỆ ngay với Gimasys để được tư vấn và hỗ trợ trong việc triển khai giải pháp quản lý và hỗ trợ khách hàng hiệu quả!

liên hệ với gimasys
TÌM HIỂU THÊM
GIẢI PHÁP

Gửi yêu cầu thành công !

Cảm ơn bạn đã kết nối với Gimasys. Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn qua thông tin đăng ký trong thời gian sớm nhất !