Trong quá trình hình thành và phát triển, Salesforce đã hỗ trợ hơn 150.000 doanh nghiệp từ mọi ngành nghề khác nhau có thể kết nối với khách hàng của mình. Trong đó, nền tảng Quản lý quan hệ khách hàng (Salesforce CRM) và Salesforce Einstein 1 là những giải pháp cốt lõi duy trì hoạt động kinh doanh và tạo ra nhiều bước chuyển mạnh mẽ cho các doanh nghiệp.
Các Salesforce Developer, nhà phát triển Salesforce, là một trong những mắt xích quan trọng không thể thiếu trong quy trình làm việc của các doanh nghiệp. Những chuyên gia này đã hỗ trợ xây dựng giải pháp đột phá và giải quyết các vấn đề phức tạp cho hàng ngàn khách hàng bằng cách sử dụng công cụ lập trình mã code và no-code của Salesforce.
Bài viết này sẽ cung cấp các thông tin chi tiết về vai trò, trách nhiệm công việc và kỹ năng cần thiết để trở thành một Salesforce Developer. Hãy cùng Gimasys khám phá nhé!
Các nhà phát triển làm việc ra sao trong thế giới Salesforce?
Với Salesforce, người dùng có thể xây dựng giải pháp bằng cách kết hợp các công cụ lập trình no-code và sử dụng code. Qua đó, nhà phát triển lựa chọn nhóm công cụ phù hợp cho đúng loại nhiệm vụ cần triển khai. Quá trình này còn được gọi là phát triển low-code.
Thông qua các tùy chỉnh không cần mã (no-code), Salesforce Developer tiến hành giải quyết một số yêu cầu mà không cần lập trình. Điều này có nghĩa là khi họ lập trình, họ chỉ cần viết ít mã code lặp lại hoặc ít mã mẫu hơn.
Các sản phẩm của Salesforce vô cùng đa dạng, bao gồm bán hàng, dịch vụ, marketing, phân tích, thương mại… Mỗi phần của Salesforce đều tiếp xúc với API (Giao diện lập trình ứng dụng). Các Salesforce Developers sử dụng những API này để tạo ứng dụng web, cải thiện tích hợp với MuleSoft, mở rộng Slack hoặc Tableau, hoặc thậm chí tùy chỉnh một trong các ứng dụng tiêu chuẩn. Có thể nói bất kỳ nhà phát triển nào cũng có thể trở thành một Salesforce Developers.
Vai trò của Salesforce Developer
Hiểu một cách đơn giản, developer, nhà phát triển hay người lập trình, là tên gọi cho vị trí công việc viết mã code, tạo nên các chương trình, phần mềm và ứng dụng trên thiết bị số. Đây cũng chính là nhóm công việc quan trọng bậc nhất, tạo ra nền móng cho các phần mềm, ứng dụng. Vậy vai trò của một Salesforce Developer là gì?
Hầu hết các nhà phát triển làm việc với công nghệ Salesforce đều xây dựng các ứng dụng và giải pháp kinh doanh tùy chỉnh. Dựa trên nền tảng Salesforce Platform (bao gồm Sales Cloud, Service Cloud, Data Cloud và Experience Cloud communities) hoặc bằng Heroku, các chuyên gia thực hiện vai trò của mình.
Với một số nhà phát triển chuyên biệt, hầu hết profile của họ đều phù hợp với yêu cầu cho vị trí Full-stack Developer. Theo đó các chuyên gia này làm việc với cả back-end logic và front-end trải nghiệm. Cụ thể:
- Ngoài Salesforce Platform, còn có nhiều cơ hội khác dành cho các nhà phát triển trong thế giới Salesforce. Một số xây dựng trải nghiệm marketing tùy chỉnh trong Marketing Cloud . Số khác lại đóng vai trò quan trọng trong việc khai thác chiều sâu dữ liệu và đưa ra những insights mới có giá trị với Tableau.
- Một nhóm các Salesforce Developer hỗ trợ xây dựng trải nghiệm thương mại hấp dẫn với bộ công cụ PWA của Commerce Cloud. Nhóm khác lại tạo ra trụ sở kỹ thuật số của công ty bằng các ứng dụng Slack tùy chỉnh.
Nói cách khác, công nghệ Salesforce đã mang đến cho các nhà phát triển cơ hội được làm việc với mọi khía cạnh của các phần mềm, ứng dụng kinh doanh toàn diện. Không chỉ bó hẹp năng lực chuyên môn trong một khâu nhỏ của quy trình, Salesforce đem tới cơ hội phát triển tổng quan và toàn diện.
Các kỹ năng cần thiết để trở thành Salesforce Developer
Trở thành một nhà phát triển chuyên nghiệp của Salesforce đòi hỏi không chỉ nền tảng kiến thức chuyên môn dày dặn mà còn cần bổ sung kỹ năng mềm phục vụ cho quá trình làm việc. Hãy cùng Gimasys khám phá các yếu tố chủ đạo mà một Salesforce Developer cần có qua các thông tin dưới đây!
Sự biểu biết về ngôn ngữ lập trình
Tùy thuộc vào đặc điểm ngành hàng và yêu cầu của doanh nghiệp mà ngôn ngữ lập trình sẽ được lựa chọn cho phù hợp. Tuy nhiên, hai ngôn ngữ nổi bật nhất trong giới Salesforce chính là JavaScript và Apex.
Trong đó, JavaScript là ngôn ngữ được sử dụng để tùy chỉnh giao diện người dùng như được hiển thị thông qua Lightning Web Components. Còn Apex chính là ngôn ngữ back-end được áp dụng rộng rãi nhất trong hệ sinh thái Salesforce.
Phân chia theo từng miền, nền tảng Salesforce cũng có hai ngôn ngữ truy vấn chính: SOQL và SOSL. Trong đó, SOQL (Salesforce Object Query Language) là ngôn ngữ truy vấn đối tượng Salesforce, có chức năng tương tự như SQL để truy cập dữ liệu trong cơ sở dữ liệu nhiều bên thuê. Và SOSL (Salesforce Object Search Language) là ngôn ngữ tìm kiếm dựa trên văn bản có thể được sử dụng để tìm cả dữ liệu và tài liệu được lưu trữ trên nền tảng.
Hệ sinh thái Salesforce không chỉ dừng lại ở những ngôn ngữ kể trên. Các nhà phát triển của hãng có thể tận dụng sự đa dạng của các ngôn ngữ lập trình để tùy chỉnh và mở rộng nền tảng này. Ví dụ, để xây dựng các ứng dụng chat thông minh trên Slack, Salesforce Developer có thể sử dụng cả Python và JavaScript thông qua SDK Slack Bolt. Nếu khách hàng muốn tạo ra những chiến dịch Marketing cá nhân hóa, AMPscript trong Marketing Cloud là một lựa chọn tuyệt vời.
Khi kết nối với MuleSoft để tích hợp dữ liệu, DataWeave sẽ hỗ trợ nhà phát triển trong việc chuyển đổi và làm giàu dữ liệu. Ngoài ra, Salesforce CRM Analytics cung cấp ngôn ngữ truy vấn SAQL để người dùng có thể khai thác dữ liệu một cách sâu sắc, tinh chỉnh hình ảnh trực quan. Trong khi Data Cloud lại mang đến khả năng truy cập dữ liệu bằng SQL quen thuộc.
Các kỹ năng cần thiết khác
Ngoài những hiểu biết chuyên sâu cần có về nền tảng Salesforce, Salesforce Developer cần có thêm một số kỹ năng sau để có thể đạt được hiệu quả tốt trong công việc:
- Sử dụng được các công cụ lập trình không cần code (no-code) hoặc ít code (low-code).
- Nắm được các tính năng phức tạp của nền tảng, gồm trình hướng dẫn, quy định bảo mật dữ liệu.
- Trang bị kiến thức về các tùy chỉnh giao diện người dùng (UI) cơ bản.
- Đơn giản hóa các triển khai chức năng phức tạp, hỗ trợ quá trình phát triển trở nên dễ tiếp cận hơn.
- Khả năng quản lý tích hợp Salesforce với các hệ thống khác bằng API.
- Tích cực học hỏi, tìm hiểu các phần mềm trung gian và công cụ tích hợp.
- Kỹ năng giao tiếp và phối hợp hiệu quả để làm việc với các phòng ban liên quan, ví dụ như Sales, Marketing…
- Không ngừng cập nhật kiến thức, học và sở hữu các chứng chỉ liên quan để xác nhận nghiệp vụ chuyên môn.
Tìm hiểu về chứng chỉ và chứng nhận Lập trình Salesforce
Là một Salesforce Developer, việc trau dồi kiến thức và kỹ năng không ngừng chưa bao giờ là đủ. Salesforce có thiết kế các chứng chỉ và chứng nhận uy tín để các nhà phát triển, lập trình viên có thể chứng minh và đánh giá năng lực, sự hiểu biết một cách khách quan.
Chứng chỉ và chứng nhận cốt lõi
Trên cương vị là một Salesforce Developer, mỗi một ứng viên đều mong muốn làm việc với các công nghệ, ngôn ngữ và nền tảng phù hợp nhất. Một trong những ngôn ngữ phổ biến và phù hợp nhất hiện nay có thể kể tới JavaScript. Bạn có thể chứng minh năng lực JavaScript của mình bằng cách đạt được JavaScript Developer 1 Certification. Chứng chỉ này kiểm tra kiến thức của bạn về JavaScript trong trình duyệt và trong NodeJS.
Mặc dù được sử dụng để xác minh kỹ năng, năng lực của nhiều ứng viên trong hệ sinh thái Salesforce, vì chứng chỉ này tập trung vào kiến thức phổ quát nên bất kỳ công ty nào cũng có thể sử dụng chứng chỉ này khi muốn tuyển dụng một nhà phát triển JavaScript.
Để chứng minh năng lực trong việc phát triển với các tính năng, công cụ và công nghệ dành riêng cho Salesforce Platform, các nhà phát triển có thể theo đuổi một số con đường. Cụ thể:
- Để tìm hiểu về tất cả các tính năng của nền tảng không yêu cầu mã hóa, bạn có thể tham gia Platform App Builder Certification.
- Để thể hiện kiến thức và sự hiểu biết về các tính năng lập trình khác nhau, hãy sở hữu Platform Developer 1 Certification (PD1). Sau đó, bạn có thể tiến xa hơn bằng việc theo đuổi chứng nhận thực hành Platform Developer 2 Certification.
Chứng chỉ chuyên môn khác
Ngoài các chứng chỉ cốt lõi của Salesforce Platform, bạn cũng có thể theo đuổi các chứng chỉ chuyên môn về các sản phẩm như:
- OmniStudio Developer: Phát triển các ứng dụng đám mây bằng các công cụ phát triển khai báo Omni Studio.
- Industries CPQ Developer: Phát triển các ứng dụng cấu hình, định giá, báo giá (CPQ) cho các nền tảng đám mây Salesforce Communications, Media và Energy & Utilities.
- B2C Commerce Developer: Tùy chỉnh Salesforce Commerce thông qua cấu hình, quản lý người dùng và phát triển với nền tảng Salesforce B2C Commerce Digital.
- Marketing Cloud Developer: Tạo các thông điệp và trang đích động, được cá nhân hóa bằng ngôn ngữ lập trình Marketing Cloud, cấu hình dữ liệu, thao tác và phân đoạn nâng cao, cũng như báo cáo và phân tích.
- Slack Certified Developer: Xây dựng các ứng dụng tương tác trên nền tảng Slack.
- MuleSoft Developer Certifications: Xây dựng, thử nghiệm và triển khai API và tích hợp bằng nền tảng MuleSoft.
Hành trình trở thành một Salesforce Developer
Để trở thành một nhà phát triển, một lập trình viên chuyên nghiệp, mỗi người cần lựa chọn con đường phù hợp, nắm giữ kiến thức cốt lõi và kỹ năng thế mạnh. Điểm cốt lõi của bài toán là sử dụng yếu tố kỹ thuật để gia tăng khả năng giải quyết vấn đề doanh nghiệp, tích hợp giải pháp phù hợp và tối ưu trải nghiệm người dùng.
Trở thành một Salesforce Developer không đơn thuần chỉ là một lựa chọn nghề nghiệp. Đây chính là cánh cửa mở ra những cơ hội phát triển không giới hạn . Với sự hỗ trợ của các đối tác hàng đầu như Gimasys, việc triển khai các dự án Salesforce trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn bao giờ hết. Hãy bắt đầu hành trình khám phá thế giới Salesforce ngay hôm nay và trở thành một chuyên gia được săn đón trên thị trường!