Phân phối trong chuỗi cung ứng: Thách thức và hướng giải quyết 

106
MỤC LỤC

Phân phối là một mắt xích vô cùng quan trọng trong chuỗi cung ứng, đóng vai trò thiết yếu để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng một cách hiệu quả và kịp thời. 

Tuy nhiên, phân phối trong chuỗi cung ứng còn gặp phải nhiều thách thức. Trong bài viết này, hãy cùng Gimasys tìm hiểu về Phân phối trong chuỗi cung ứng, các kênh trong chuỗi cung ứng, những thách thức và cách thức giải quyết để tối ưu hóa hoạt động kinh doanh và nâng cao cạnh tranh.

Phân phối trong chuỗi cung ứng là gì?

Phân phối trong chuỗi cung ứng là quá trình quản lý và thực hiện các hoạt động liên quan đến việc di chuyển hàng hóa từ nhà sản xuất (nhà cung cấp) thông qua nhà bán buôn, bán lẻ rồi đến người tiêu dùng cuối cùng.

Phân phối trong chuỗi cung ứng là gì?

Quá trình này bao gồm các giai đoạn như: nhập kho, quản lý tồn kho, vận chuyển và xử lý đơn hàng tùy thuộc theo nhu cầu của khách hàng. 

Cách tiếp cận để phân phối phụ thuộc vào mục tiêu của doanh nghiệp, một số sẽ chọn phân phối trực tiếp để bán trực tiếp cho khách hàng, một số khác lựa chọn các cấp độ trung gian để chuyển hàng đến tay người tiêu dùng cuối cùng. 

>> Tìm hiểu thêm: Chuỗi cung ứng (supply chain) và quản trị chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp.

Các kênh phân phối trong chuỗi cung ứng

Các kênh phân phối trong chuỗi cung ứng

Phân phối trực tiếp (Direct Distribution)

Kênh phân phối trực tiếp là hình thức khi doanh nghiệp bán sản phẩm hoặc dịch vụ trực tiếp cho khách hàng mà không thông qua bất kỳ trung gian nào. Điều này có thể được thực hiện thông qua các cửa hàng vật lý của doanh nghiệp , các nền tảng trực tuyến do doanh nghiệp sở hữu, đặc biệt thường dễ cho khách hàng tiếp cận.

Kênh phân phối trực tiếp đòi hỏi doanh nghiệp đầu tư đáng kể ngay từ đầu. Từ các yếu tố như kho bãi, hệ thống hậu cầu, phương tiện vận chuyển, đội ngũ nhân viên,… đều cần được triển khai. Tuy nhiên, khi vận hành, kênh trực tiếp ngắn gọn hơn, ít phức tạp hơn so với kênh phân phối gián tiếp.

Kênh phân phối trực tiếp cho phép doanh nghiệp kiểm soát toàn bộ trải nghiệm của khách hàng, bao gồm cả chất lượng sản phẩm lẫn dịch vụ hậu mãi.

Phân phối gián tiếp (Indirect Distribution)

Kênh phân phối gián tiếp là kênh phân phối có thể bao gồm một hoặc nhiều cấp trung gian trong quá trình chuyển giao sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Các trung gian này có thể là đại lý, nhà bán buôn hoặc bán lẻ, họ sẽ mua hay nhập hàng từ nhà sản xuất sau đó bán lại cho khách hàng.

Kênh phân phối gián tiếp giúp nhà sản xuất mở rộng phạm vi tiếp cận thị trường, đồng nghĩa sản phẩm tiếp cận đến nhiều khách hàng tiềm năng không thể tiếp cận trực tiếp mà không cần đầu tư nhiều vào cơ sở hạ tầng và logistics.

Phân phối đa kênh 

Phân phối đa kênh có thể là phân phối đa kênh truyền thống (multi-channel) hoặc phân phối đa kênh tích hợp (omnichannel). Tùy vào mục tiêu và nhu cầu của ngành và doanh nghiệp để lựa chọn hình thức phù hợp nhất.

Multi-channel là mô hình bán hàng bằng nhiều kênh với hệ thống kinh doanh và quản lý tách biệt hoàn toàn. Các kênh bán hàng hoạt động độc lập, chẳng hạn như cửa hàng truyền thống, website, nền tảng mạng xã hội.

Tuy nhiên, các kênh phân phối này hoạt động độc lập, chưa được kết nối đồng bộ với nhau. Omnichannel (đa kênh tích hợp) là kênh phân phối tích hợp để mang lại trải nghiệm liền mạch và thống nhất cho khách hàng. Khách hàng hoàn toàn có thể chuyển đổi qua lại giữa các kênh (ví dụ như khách hàng có thể đặt hàng qua website, nghe tư vấn qua điện thoại và nhận hàng trực tiếp ở cửa hàng). 

Hệ thống được tích hợp và đồng bộ dữ liệu, giúp doanh nghiệp quản lý hoạt động bán hàng một cách dễ dàng.Đồng thời, cho phép tạo ra trải nghiệm cá nhân hóa trong thời gian thực dựa vào dữ liệu được phân tích trên hệ thống.

Những thách thức của hoạt động phân phối trong chuỗi cung ứng

Doanh nghiệp đang phải đối mặt với nhiều thách thức đáng kể trong quản trị chuỗi cung ứng, đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý tồn kho và vận chuyển hàng hóa. Những thách thức này bao gồm các vấn đề chính sau đây:

  • Những khó khăn trong việc quản lý tồn kho khi phân phối sản phẩm: Đó có thể là việc sai lệch về dữ liệu tồn kho do hệ thống không đồng bộ, hay dự đoán nhu cầu không chính xác khiến việc nắm bắt xu hướng tiêu dùng gặp khó khăn hay việc chưa kiểm soát được tình trạng hàng hóa theo thời gian thực.
  • Các vấn đề liên quan đến vận chuyển: chi phí vận chuyển cao, trễ thời gian giao hàng, hư hỏng hàng hóa trong quá trình vận chuyển.
  • Rủi ro và sự gián đoạn trong phân phối của chuỗi cung ứng: thiên tai và dịch bệnh, thiếu hụt nguồn lực.

Giải pháp cải tiến phân phối trong chuỗi cung ứng

Để nâng cao hiệu quả phân phối trong chuỗi cung ứng, doanh nghiệp cần tập trung vào hai giải pháp then chốt: ứng dụng công nghệ hiện đại và thiết lập mối quan hệ đối tác chiến lược. Những giải pháp này không chỉ cho phép tối ưu hóa quy trình vận hành, mà còn tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững.

Sử dụng công nghệ và tự động hóa

Việc ứng dụng công nghệ và phần mềm quản lý chuỗi cung ứng đã trở thành yếu tố quyết định giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động phân phối. Các giải pháp công nghệ hiện đại không chỉ tự động hóa quy trình mà còn mang lại nhiều giá trị như: giảm chi phí vận hành, nâng cao độ chính xác trong dự báo nhu cầu và tối ưu hóa tuyến đường vận chuyển.

Xu hướng công nghệ mới đang định hình lại cách thức phân phối trong chuỗi cung ứng. Trí tuệ nhân tạo (AI) hỗ trợ phân tích dữ liệu và đưa ra quyết định tối ưu về lộ trình giao hàng. Internet vạn vật (IoT) cho phép theo dõi hàng hóa theo thời gian thực và quản lý kho bãi hiệu quả. Đặc biệt, công nghệ Blockchain đảm bảo tính minh bạch và truy xuất nguồn gốc sản phẩm xuyên suốt chuỗi cung ứng.

>> Khám phá thêm: Triển khai và Quản lý kho hàng hiệu quả với CaaS

Hợp tác chiến lược với đối tác

Xây dựng mối quan hệ hợp tác bền vững với các đối tác trong chuỗi cung ứng là chìa khóa quyết định thành công của doanh nghiệp. Mối quan hệ này vượt xa khái niệm giao dịch đơn thuần, hướng đến sự phát triển thành đối tác chiến lược, tạo ra giá trị cho tất cả các bên tham gia.

Các bên liên quan trong chuỗi cung ứng có thể triển khai nhiều hình thức hợp tác hiệu quả như: chia sẻ thông tin và dữ liệu theo thời gian thực, đầu tư chung vào cơ sở hạ tầng và công nghệ, tổ chức các chương trình đào tạo chung và xây dựng thỏa thuận hợp tác dài hạn. Việc thành lập các nhóm công tác liên doanh nghiệp sẽ tối ưu hóa quy trình phân phối và nâng cao hiệu quả vận hành của toàn bộ chuỗi cung ứng.

Tổng kết

Phân phối trong chuỗi cung ứng đóng vai trò quyết định trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng, từ đó giúp doanh nghiệp khẳng định vị thế trên thị trường. 

Với các giải pháp hiệu quả thuộc Salesforce CRM như Salesforce Supply Chain ManagementSalesforce Customer 360, doanh nghiệp có thể quản lý toàn diện chuỗi cung ứng, tối ưu quá trình phân phối, từ theo dõi tồn kho theo thời gian thực, tối ưu hóa quy trình vận chuyển, đến tạo trải nghiệm cá nhân hóa cho khách hàng.

Kết hợp với dịch vụ tư vấn triển khai từ Gimasys, doanh nghiệp sẽ không chỉ tối ưu hóa vận hành mà còn xây dựng một chuỗi cung ứng bền vững và hiệu quả hơn.

liên hệ với gimasys
TÌM HIỂU THÊM
GIẢI PHÁP

Gửi yêu cầu thành công !

Cảm ơn bạn đã kết nối với Gimasys. Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn qua thông tin đăng ký trong thời gian sớm nhất !