Salesforce Business Analyst là gì? Làm thế nào để trở thành một Salesforce Business Analyst?

246
MỤC LỤC

Hiện nay, các giải pháp Salesforce đã và đang là “trợ thủ đắc lực” giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường đầy biến động. Để khai thác triệt để tiềm năng của các nền tảng cũng như đáp ứng được nhu cầu kinh doanh, doanh nghiệp cần những Salesforce Business Analyst có kiến thức chuyên môn sâu sắc và dày dặn kinh nghiệm trong hoạt động triển khai.

Hãy cùng Gimasys tìm hiểu về Salesforce Business Analyst, nhiệm vụ của họ và các kỹ năng cần trang bị để trở thành một BA thông qua bài viết dưới đây!

Salesforce Business Analyst là gì?

Business Analyst (BA) chỉ vị trí đảm nhận việc xây dựng các giải pháp cải thiện quy trình kinh doanh, góp phần quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Đồng thời, vị trí này còn là cầu nối giữa bộ phận IT và các bên liên quan để đảm bảo rằng tất cả mọi người cùng nhau phối hợp nhịp nhàng, từ đó đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất.

Salesforce Business Analyst, nói một cách ngắn gọn, là người giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhu cầu của mình và chuyển đổi những nhu cầu đó thành các giải pháp cụ thể trên nền tảng Salesforce.

Salesforce Business Analyst là gì?
Salesforce Business Analyst là gì?

Mục tiêu và nhiệm vụ của Salesforce Business Analyst

Để tối ưu hóa quy trình làm việc và nâng cao hiệu suất doanh nghiệp, Salesforce Business Analyst chịu trách nhiệm phân tích yêu cầu, thiết kế giải pháp và triển khai các tính năng của Salesforce nhằm đáp ứng nhu cầu của từng tổ chức. Cụ thể hơn, các mục tiêu và nhiệm vụ quan trọng của Salesforce Business Analyst phải kể đến:

Mục tiêu của Salesforce Business Analyst

Những mục tiêu hàng đầu của Business Analyst bao gồm:

  • Nâng cao hiệu suất và giảm Technical Debt (Nợ kỹ thuật): Business Analyst đảm bảo hệ thống hoạt động hiệu quả bằng cách sử dụng các best practice về cấu trúc và các thông số kỹ thuật. Nhờ đó, người dùng có thể làm việc trên Salesforce một cách trơn tru, không bị gián đoạn do lỗi kỹ thuật gây ra.
  • Tăng khả năng tiếp nhận: Business Analyst cho phép và khuyến khích mọi nhân sự trong doanh nghiệp sử dụng thành thạo các tính năng của Salesforce. Đồng thời, BA không ngừng thu thập ý kiến phản hồi từ người dùng cũng như hướng dẫn các best practice để nâng cao trải nghiệm của họ.
  • Đảm bảo an toàn dữ liệu: Business Analyst chịu trách nhiệm bảo vệ Salesforce bằng cách xác định và ngăn chặn các mối đe dọa đối với an ninh của hệ thống. Bên cạnh đó, BA đảm bảo rằng mỗi người chỉ nhìn thấy những thông tin liên quan đến công việc của họ, hạn chế tình trạng rò rỉ các thông tin quan trọng.

Nhiệm vụ của Salesforce Business Analyst

Một số nhiệm vụ và công việc mà Salesforce Business Analyst phải thực hiện là:

  • Giao tiếp thường xuyên: Trong quá trình làm việc, BA phải đảm bảo rằng mọi người đều hiểu rõ mục tiêu chung và đóng góp ý kiến của mình. Điều này giúp dự án diễn ra theo đúng kế hoạch và đáp ứng được nhu cầu của tất cả các bên liên quan.
  • Thu thập thông tin và yêu cầu: Salesforce BA có nhiệm vụ thu thập thông tin từ các bên liên quan thông qua nhiều phương pháp khác nhau như focus group, quan sát, prototyping để hiểu rõ vấn đề và chuyển đổi giải pháp cụ thể trên nền tảng Salesforce cho các bộ phận khác nhau bằng thuật ngữ phù hợp.
  • Quản lý dự án: BA chịu trách nhiệm quản lý các dự án Salesforce đang diễn ra bằng cách xây dựng bản đồ quy trình các bước chi tiết. Bởi vì chỉ khi hiểu rõ quy trình, doanh nghiệp mới có thể nhanh chóng tìm ra cách để cải thiện hiệu quả hoạt động. Một số loại bản đồ quy trình phổ biến gồm UPN, ERD, sơ đồ chuỗi giá trị, và SIPOC.
  • Hỗ trợ kỹ thuật: BA phối hợp với đội ngũ kỹ thuật để xây dựng và triển khai các giải pháp Salesforce như quy tắc xác thực, đối tượng tùy chỉnh, báo cáo và quy trình làm việc, từ đó giải quyết các vấn đề cụ thể của doanh nghiệp.
  • Quản lý hồ sơ: Salesforce BA đảm bảo người dùng được cung cấp đầy đủ tài liệu hướng dẫn chi tiết (hướng dẫn sử dụng, mô hình dữ liệu, phân tích bên liên quan, phân tích khoảng trống chiến lược,…) trong suốt vòng đời của dự án. Việc làm này giúp người dùng hiểu rõ và sử dụng hiệu quả hệ thống, từ đó nâng cao hiệu quả làm việc tổng thể.
  • Giám sát đào tạo: BA phụ trách đào tạo các bên liên quan về Salesforce CRM và quy trình của nó để đảm bảo rằng các giải pháp được đưa ra phù hợp với chiến lược kinh doanh của họ.

>> Xem thêm: 

6 nhóm nghiệp vụ chuyên môn của Salesforce Business Analyst

Tùy thuộc vào kinh nghiệm và mục tiêu sự nghiệp, Business Analyst có thể được chia làm nhiều loại khác nhau. Điều này rất quan trọng vì nó giúp người lao động hiểu rõ hơn về vai trò của mình, đồng thời hoạch định rõ con đường phát triển sự nghiệp dài hạn. Toni V. Martin, VP của Salesforce Marketing and Communications ở Bitwise, Salesforce MVP, và founder của Systems to Success, đã chia BA thành 6 nhóm cơ bản sau:

Generalists (Tổng quát viên phân tích kinh doanh)

Generalist là người có khả năng làm được nhiều việc khác nhau. Họ đóng vai trò như một “người bá nghệ” trong doanh nghiệp, thực hiện tất cả các nhiệm vụ của Business Analyst cũng như của admin (quản trị viên). 

Generalist đảm nhận toàn bộ quá trình, từ khi có ý tưởng cho đến khi dự án hoàn thành. Cụ thể hơn, trong một công ty sử dụng phần mềm Salesforce, Generalist thường là người đầu tiên nghĩ ra và đề xuất các ý tưởng sử dụng Salesforce để quản lý quan hệ khách hàng. Tiếp đó, họ sẽ tự mình cấu hình Salesforce để đáp ứng các yêu cầu đã đặt ra.

Specialists (Chuyên viên phân tích kinh doanh)

Ngoài các kiến ​​thức chung về Salesforce, Specialist là người có kiến thức chuyên sâu về một lĩnh vực cụ thể của nền tảng này như CPQ, Einstein Copilot hoặc Salesforce Health Cloud

Specialist có khả năng giúp các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng các tính năng này một cách hiệu quả hơn. Những BA thuộc nhóm này thường làm việc tại các công ty tư vấn Salesforce, nơi khách hàng chỉ cần được hỗ trợ về một lĩnh vực nào đó liên quan đến dự án. 

Pure Business Analysts (Nhà phân tích kinh doanh thuần túy)

Pure Business Analyst là những người có chuyên môn nghiệp vụ của một Business Analyst, tuy nhiên họ thiếu kinh nghiệm cũng như kiến thức về Salesforce. 

Pure Business Analyst thường làm việc tại các doanh nghiệp lớn, có thể vừa được chuyển từ nhóm này sang nhóm khác hoặc công ty của họ mới bắt đầu ứng dụng nền tảng Salesforce vào hệ thống quản lý khách hàng.

BA thuộc nhóm này có khả năng làm việc mà không bị phụ thuộc vào một công cụ cố định. Đối với Pure Business Analyst, Salesforce cũng chỉ là một công cụ giữa nhiều công cụ khác, vì vậy họ tập trung vào nền tảng chính của doanh nghiệp.

Technical Business Analysts (Nhà phân tích kinh doanh kỹ thuật)

Technical Business Analyst tập trung làm việc với hệ thống và dữ liệu, đồng thời có kiến thức kỹ thuật để đào sâu vào code. Trước đây, Technical Business Analyst có thể đã từng là một Developer. Điều này tạo điều kiện cho việc thu thập yêu cầu ở cấp độ mã hóa, từ đó giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về các yêu cầu kỹ thuật cũng như dễ dàng phát triển các giải pháp tùy chỉnh.

Functional Business Analysts (Nhà phân tích kinh doanh chức năng)

Functional Business Analyst có hiểu biết sâu sắc về quy trình kinh doanh và cách hệ thống hoạt động.  Họ là chuyên gia về quy trình làm việc, đưa ra những ý tưởng để cải thiện và tối ưu hóa hệ thống một cách hiệu quả.

Mặc dù làm việc với Salesforce, điểm mạnh của Functional Business Analyst lại nằm ở kiến thức chuyên sâu về kinh doanh chứ không phải kỹ thuật cấu hình hệ thống. Vậy nên, BA thuộc nhóm này có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo rằng hệ thống Salesforce đáp ứng được các yêu cầu cụ thể của từng bộ phận kinh doanh.

Hybrid Business Analysts (Nhà phân tích kinh doanh linh hoạt)

Hybrid Business Analyst không chỉ am hiểu sâu về Salesforce mà còn có kiến thức rộng khắp các lĩnh vực khác. Họ là cầu nối đảm bảo các bộ phận hiểu rõ yêu cầu kinh doanh của doanh nghiệp cũng như làm việc theo một mục tiêu chung. Với vốn kiến thức đa dạng, Hybrid Business Analyst có thể tham gia vào nhiều giai đoạn của dự án, từ phân tích yêu cầu, thiết kế giải pháp đến triển khai và hỗ trợ người dùng.

Nhu cầu của thị trường về Salesforce Business Analyst

Business Analyst đang là một trong những công việc phổ biến nhất trong hệ sinh thái Salesforce. Vậy nên khi nền tảng này phát triển, nhu cầu việc làm của thị trường cũng sẽ tăng lên. Cụ thể hơn, theo Báo cáo Salesforce Talent Ecosystem 2022, nhu cầu lao động cho Business Analyst đã tăng trưởng với một con số đáng kinh ngạc vào khoảng 55% so với năm trước.

Để so sánh, chúng ta có thể gọi Business Analyst là “cá lớn” so với các công việc khác trong Salesforce. Mặc dù Salesforce Developer (Nhà phát triển) đạt mức tăng trưởng cao thứ hai với 21% mỗi năm, con số này mới chỉ bằng một nửa mức tăng trưởng của vị trí Business Analyst.

Tình hình chung thị trường việc làm của vị trí Business Analyst
Tình hình chung thị trường việc làm của vị trí Business Analyst

Bên cạnh đó, báo cáo còn chỉ ra rằng:

  • ​​Sự tăng trưởng mỗi năm về nguồn cung và cầu lao động toàn cầu của Business Analyst đạt mức cao nhất, lần lượt với 34% và 55%.
  • Nhu cầu lao động cho vị trí Business Analyst đạt mức tăng trưởng cao nhất ở mọi khu vực trên thế giới ngoại trừ Ấn Độ.
  • Business Analyst là vị trí việc làm duy nhất có ​​sự tăng trưởng tổng thể tính từ năm 2021.

Kỹ năng cần thiết để trở thành một Salesforce Business Analyst

Để trở thành một Salesforce Business Analyst, ngoài việc học các kiến thức nền tảng về Salesforce, người dùng cần phải trang bị thêm những kỹ năng cần thiết. Những kỹ năng giúp bạn tự tin bắt đầu hành trình của mình gồm:

Kỹ năng cần thiết để trở thành một Salesforce Business Analyst
Kỹ năng cần thiết để trở thành một Salesforce Business Analyst

Kỹ năng mềm

Kỹ năng mềm là yếu tố vô cùng quan trọng đối với bất kỳ một vị trí nào, trong đó có cả Salesforce Business Analyst. Một số kỹ năng mềm mà Salesforce Business Analyst cần trang bị là kỹ năng:

  • Giao tiếp và hợp tác: Business Analyst cần có khả năng truyền đạt ý tưởng rõ ràng, mạch lạc tới các phòng ban và thuyết phục các bên liên quan một cách hiệu quả, từ đó dễ dàng duy trì vững chắc các mối quan hệ trong môi trường đa ngành. 
  • Giải quyết vấn đề: Business Analyst cần phân tích tình huống, đưa ra giải pháp sáng tạo bằng cách sử dụng các tính năng và tích hợp của Salesforce để giải quyết những thách thức kinh doanh cụ thể. 
  • Quản lý thời gian: Business Analyst cần phải biết lên kế hoạch, gán mức độ ưu tiên cho công việc và đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ.

Kỹ năng chuyên môn

Bên cạnh kỹ năng mềm, kiến thức chuyên môn về Salesforce, đặc biệt là khả năng phân tích dữ liệu và quản lý dự án, là những yếu tố cốt lõi giúp bạn thành công với vai trò này. Những kỹ năng, kiến thức chủ yếu cần nắm gồm có:

  • Phân tích dữ liệu: Business Analyst luôn biết cách thu thập, phân tích dữ liệu để đưa ra những quyết định chính xác. Nếu thiếu kỹ năng phân tích, bạn buộc phải phát triển chúng thông qua các case study, dự án thực hành, thực tập,… trước khi đảm nhận vị trí Business Analyst toàn thời gian.
  • Kiến thức về quy trình kinh doanh: Business Analyst cần nắm vững các quy trình hoạt động của doanh nghiệp, từ việc thu thập nhu cầu và tài nguyên của dự án đến việc đánh giá kết quả để đưa ra các giải pháp phù hợp. 
  • Kiến thức về Salesforce: Business Analyst cần hiểu rõ các tính năng, cấu hình và các tùy chỉnh của Salesforce gồm SQL và Apex. SQL giúp người dùng truy xuất và phân tích dữ liệu, trong khi Apex cho phép tạo các logic kinh doanh phức tạp và tùy chỉnh giao diện người dùng. 
  • Quản lý dự án: Business Analyst cần biết lập kế hoạch, theo dõi, giữ cho các bên liên quan được cập nhật thông tin và đánh giá tiến độ dự án. Việc này có thể được hoàn thành bằng cách sử dụng các công cụ quản lý dự án như Trello và Asana.
  • Tổ chức và sắp xếp tài liệu: Business Analyst cần phải có kỹ năng tổ chức và lập tài liệu rõ ràng, chi tiết về các yêu cầu, thiết kế hệ thống.

Ngoài các kỹ năng kể trên, việc sở hữu Salesforce Certification cũng rất quan trọng vì nó mang lại nhiều lợi ích nghề nghiệp cho người sở hữu. Việc sở hữu nhiều chứng chỉ Salesforce không chỉ khẳng định sự chuyên nghiệp của một Business Analyst mà còn thể hiện cam kết không ngừng đổi mới và nâng cao năng lực để đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng

Với hơn 200 chứng chỉ Salesforce, Gimasys tự hào là đối tác chiến lược #1 của Salesforce triển khai các giải pháp CRM. Điều này chứng tỏ sự đầu tư mạnh mẽ của đội ngũ Gimasys vào việc nâng cao năng lực chuyên môn, cam kết mang đến cho khách hàng những giải pháp tối ưu và dịch vụ chất lượng cao.

Trong kỷ nguyên số, thành công của một dự án triển khai Salesforce phụ thuộc rất lớn vào vai trò của Salesforce Business Analyst. Với kiến thức chuyên sâu về cả lĩnh vực kinh doanh và công nghệ, Salesforce Business Analyst sẽ đảm bảo rằng giải pháp Salesforce được triển khai phù hợp với những mục tiêu và yêu cầu cụ thể của doanh nghiệp, từ đó giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh.

liên hệ với gimasys
TÌM HIỂU THÊM
GIẢI PHÁP

Gửi yêu cầu thành công !

Cảm ơn bạn đã kết nối với Gimasys. Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn qua thông tin đăng ký trong thời gian sớm nhất !